Chiều 26.6, Ban Chỉ đạo Đề án 06 tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 đánh giá tình hình, kết quả triển khai, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn TP.HCM.

TP.HCM: Nâng cao hiệu quả và chất lượng thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tú Viên | 26/06/2023, 17:48

Chiều 26.6, Ban Chỉ đạo Đề án 06 tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 đánh giá tình hình, kết quả triển khai, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn TP.HCM.

Thượng tá Nguyễn Minh Thơ, Phó phòng PC06, Công an TP.HCM cho biết, để đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trên địa bàn TP, các sở, ngành, UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức đã áp dụng công nghệ thông tin vào thực hiện công tác chuyên môn nhất là Sở Công thương, Hải quan, Sở Y tế, Sở LĐ-TB-XH, Sở TT-TT.

Tính đến 1.6.2023, TP đã triển khai 1.542 dịch vụ công (DVC) trực tuyến, trong đó, DVC trực tuyến mức độ 3, 4 là 433 DVC. Số lượng hồ sơ đã xử lý tính đến nay là 181.177 hồ sơ được giải quyết trên Cổng DVC TP.

tu.jpeg
Quang cảnh hội nghị-Ảnh: T.U

Tính đến nay, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) của TP là 1.809, trong đó 1.475 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, 224 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, 128 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã; số quy trình nội bộ đã được phê duyệt là 1.591 quy trình.

Văn phòng UBND TP đã cung cấp 714 tài khoản giám sát thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia cho các sở, ngành, UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn thực hiện việc giám sát thanh toán trực tuyến trên hệ thống; đang thực hiện việc cung cấp tài khoản thực hiện DVC chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVC quốc gia cho các đơn vị để thực hiện thủ tục chứng thực điện tử.

Cũng theo báo cáo, đến nay Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp thực hiện công tác làm sạch dữ liệu bảo hiểm xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu kết nối chia sẻ phục vụ tiện ích cho người lao động.

Tính đến ngày 9.6.2023, số lượng CCCD được đồng bộ với thẻ  còn hiệu lực để đi khám chữa bệnh bằng CCCD là 6.675.062 thẻ; số lượng cơ sở khám chữa bệnh đã sử dụng căn cước công dân trong khám chữa bệnh là 409 cơ sở; số lượng công dân sử dụng CCCD trong khám chữa bệnh là 3.885.191 người; số lượng công dân sử dụng thẻ CCCD khám chữa bệnh tra cứu có thông tin là 3.058.830 người; hỗ trợ đăng ký, khai báo, phê duyệt, giải đáp các vướng mắc về ứng dụng VssID (Bảo hiểm xã hội số) cho người dân, hiện đã có 4.303.560 tài khoản đã đăng ký và sử dụng ứng dụng.

Công an TP đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng thực hiện DVC, cụ thể số liệu tiếp nhận giải quyết đối với 11 DVC thiết yếu của lực lượng Công an trong 6 tháng đầu năm 2023, gồm: lĩnh vực cư trú; Quản lý hành chính; lĩnh vực phòng cháy chữa cháy; lĩnh vực quản lý, đăng ký xe; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên Cổng DVC; lĩnh vực cấp hộ chiếu…

Sở Tư pháp TP đã hoàn thành việc số hóa hộ tịch, cấu hình khai báo và kết nối thành công 22 thủ tục thuộc lĩnh vực lý lịch tư pháp và hộ tịch sẵn sàng triển khai chính thức cho UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức và UBND phường, xã, thị trấn.

Ngoài ra, phối hợp với các đơn vị liên quan như Bảo hiểm Xã hội TP, Sở LĐ-TB-XH, Công an TP và Sở TT-TT triển khai thực hiện 2 thủ tục liên thông (Khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ BHYT; Khai tử - Xóa tử - Mai táng phí) và dịch vụ công chứng, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên cổng DVC quốc gia theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8.4.2020 của Chính phủ.

Sở KH-ĐT đã thực hiện chia sẻ dữ liệu đăng ký doanh nghiệp cho các sở, ngành, quận, huyện và TP.Thủ Đức thông qua “Cổng thông tin doanh nghiệp”. Phối hợp chặt chẽ với Công an TP để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện chuyển cơ sở dữ liệu dự án có vốn đầu tư nước ngoài lên hệ cơ sở dữ liệu dùng chung của TP.

Bên cạnh đó, sở cũng đã triển khai Phần mềm “Cổng thông tin doanh nghiệp”, thông qua phần mềm này các sở, ngành sẽ được cập nhật và truy xuất thông tin về doanh nghiệp.

Bài liên quan
Bộ Tư pháp Mỹ: Google phải bán Chrome để khôi phục sự cạnh tranh trong tìm kiếm trực tuyến
Google phải bán trình duyệt Chrome, chia sẻ dữ liệu và kết quả tìm kiếm với các đối thủ cạnh tranh và thực hiện các biện pháp khác, gồm cả việc có thể bán Android, để chấm dứt tình trạng độc quyền của mình trong tìm kiếm trực tuyến, các công tố viên trình bày với một thẩm phán hôm 20.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
42 phút trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Nâng cao hiệu quả và chất lượng thực hiện dịch vụ công trực tuyến