Chỉ biết thống kê số liệu và nói đạt hay chưa đạt, chứ không có giải pháp, cách xử lý như thế nào về vấn đề chưa đạt trên. Đó là thực tế những gì đang diễn ra tại các cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn TP.HCM trong công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay.

TP.HCM: Y tế dự phòng địa phương 'làm cho có'

Hồ Quang | 06/03/2019, 19:37

Chỉ biết thống kê số liệu và nói đạt hay chưa đạt, chứ không có giải pháp, cách xử lý như thế nào về vấn đề chưa đạt trên. Đó là thực tế những gì đang diễn ra tại các cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn TP.HCM trong công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay.

Tỷ lệ trẻ tiêm MR chưa đạt yêu cầu

Tại buổi giao ban hoạt động y tế dự phòng do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào hôm nay (6.3), bác sĩ Lê Hồng Nga - Trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2019, toàn thành phố phát hiện đến 2.586 ca mắcsởi, cao hơn rất nhiều so với cả năm 2018 chỉ có 1.693 ca.

Trong số 2.586 ca mắc sởi trên, có 14% trẻ dưới 9 tháng tuổi (độ tuổi chưa tiêm vắc xin sởi), 37% không rõ tiền sử tiêm chủng, 47% không tiêm chủng và1% tiêm mũi 1.

Ngoạitrừ trẻ dưới 9 tháng tuổi, thì trẻ đủ tuổi tiêm chủng vắc xin sởi từ 9 tháng tuổi đến 10 tuổicó tỷ lệ tiêm rất thấp. Cụ thể, trẻ ở độ tuổi 9 đến 17 tháng tuổi được điều tra là 692 trẻ nhưng chỉ có 194 trẻ được tiêm mũi 1, còn lại là chưa tiêm; trẻ ở độ tuổi từ18 tháng đến 5 tuổi, thống kê có 1.202 trẻ nhưng chỉ có 805 trẻ chưa tiêm; trẻ từ 6 đến 10 tuổi có 885 trẻ thì có đến 541 trẻ chưa tiêm...

Do đó, trong chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella (MR) dành cho trẻ tiêm từ 1 đến dưới 5 tuổi, TP đặt mục tiêu phải đạt được 95% số trẻ trong độ tuổi này được tiêm 1 mũi vắc xin MR. Tuy nhiên, thực tế từ khi triển khai chiến dịch vào tháng 11.2018 đến nay, tỷ lệ tiêm MR cho trẻ trong độ tuổi trên chỉ mới đạt 53%, trong đó trẻ ở cộng đồng là 53,1%, còn trong trường học là 52,9%.

Nhiều quận - huyện có tỷ lệ trẻ trong cộng đồng tiêm vắc xin MR trong chiến dịch vừa qua rất thấp, chưa đạt tới 30% như: quận 12, quận 6, quận 4, quận 11; thậm chí quận 10, quận 3 chỉ hơn 10%.

Riêng bệnh tay chân miệng trong năm 2018 vừa qua có 39.352 ca, tăng 27% so với năm trước đó; đặc biệt bệnh sốt xuất huyết có đến 45.882 ca, tăng 36% so với cùng kỳ. Trong 2 tháng đầu năm 2019, bệnh sốt xuất huyết đang ở giai đoạn cuối của mùa dịch 2018- 2019 nên có xuhướng giảm nhẹ.

Làm theo kiểu cho có

Đánh giá về công tác phòng, chống dịch của các địa phương, Sở Y tế TP.HCM thẳng thắn cho rằng các địa phương chưa thực sự tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đối với chiến dịch tiêm MR, thành phố đặt mục tiêu phải đạt 95% trẻ trong độ tuổi từ 1 đến dưới 5 tuổi tiêm mũi 1 nhưng đến nay nhiều địa phương báo cáo chưa đạt.Bác sĩ Nguyễn Ngọc Duy - Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM cho biết, các địa phương chỉ báo cáo con số và nói chưa đạt, lý do chưa đạt, chứ chưa có biện pháp hay cách làm nào đểxử lý những điều chưa đạt đó.

Nhiều quận - huyện báo cáo việc tiêm vắc xin MR không đạt được tỷ lệ đề ra là do không nhận được sự hợp tác của các trường mầm non, nhất là các trường quốc tế. Chẳng hạn quận Bình Thạnh báo cáo đến nay có 14 trường mầm non trên địa bàn quận này không hợp tác, chủ yếu là các trường mầm non quốc tế.

“Tại sao từ lúc mới có 1 trường không hợp tác, địa phương không báo cáo cho Sở y tế TP biết để có giải pháp, tìm hướng xử lý, giờ tới 14 trường không chịu hợp tác mới báo cáo”, ông Duy nói.

“Tôi đọc các báo cáo của địa phương gửi lên, hầu hết chỉ đưa ra con số và nói chưa đạt với lý do này, lý do nọ, chứ không thấy báo cáo nào nói đến việc xử lý, tháo gỡ những lý do đó ra sao. Các địa phương phải có giải pháp, cách xử lý những vấn đề trên. Khi nào các giải pháp, cách xử lý đó không thành công thì báo Sở Y tế mới có cơ sở để có hướng xử lý, chứ không thể làm theo kiểu cho có”, ông Duy tỏ ra không hài lòng.

Nhận xét về hoạt động phòng, chống bệnh sởi, bà Nga cho rằng các địa phương điều tra tiền sử tiêm chủng còn quá sơ sài dẫn đến việc thiếu số mũi tiêm, tỷ lệ không rõ, không thực hiện được các biện pháp, chậm trễ trong báo cáo chùm ca bệnh...

Ngay như bệnh sốt xuất huyết, việc giám sát các điểm nguy cơ là rất quan trọng nhưng theo bà Nga, các địa phương chưa giám sát hết, nhiều loại hình nguy cơ chỉ mới giám sát chưa được 60%, thậm chí có loại hình nguy cơ chỉ mới giám sát được có 49% như loại hình bệnh viện, trường học, ký túc xá.

“Các trạm y tế hiện nay chưa tham mưu biện pháp cụ thể cho từng ổ dịch, chưa xác định được ưu tiên, chưa tham mưu phân công trách nhiệm giám sát điểm nguy cơ cho ban ngành đoàn thể. Khi điều tra ổ dịch thì không tìm được ổ lăng quăng, còn khi phát hiện ổ dịch thì không xử lý hết lăng quăng”, bà Nga nói.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Y tế dự phòng địa phương 'làm cho có'