Việc đại gia Thủy Nguyên - Chủ tịch VIvaso, cổ đông chiến lược của Hãng phim truyện Việt Nam gọi đạo diễn Quốc Tuấn là "Chí Phèo" và có những lời lẽ được cho là xúc phạm nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của dư luận những ngày qua.

Tranh cãi Hãng phim truyện Việt Nam chấm công bằng vân tay

Hải Yến | 10/10/2017, 16:02

Việc đại gia Thủy Nguyên - Chủ tịch VIvaso, cổ đông chiến lược của Hãng phim truyện Việt Nam gọi đạo diễn Quốc Tuấn là "Chí Phèo" và có những lời lẽ được cho là xúc phạm nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của dư luận những ngày qua.

Không dừng lại ở đó, ngày 9.10 khi Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Phim truyện Việt Nam triển khai lắp máy vân tay, một nghệ sĩ đã quyết liệt ngăn cản. Các nghệ sĩ của Hãng cho biết, thứ 6 tuần trước (ngày 6.10), Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam đã chính thức gửi thông báo tới tất cả cán bộ nhân viên đang làm việc tại Hãng về quy định chấm công bằng dấu vân tay. Ngay trong buổi sáng lắp đặt, các nghệ sĩ đã phản đối dữ dội về vấn đề này.

Nhà biên kịch Nguyễn Xuân Thành khẳng định: "Sáng 9.10, họ đến lắp cái máy chấm vân tay, chúng tôi không cho lắp vì một số lý do sau: Thứ nhất, hiện nay công ty đang trong quá trình thanh tra, chưa có kết luận chính thức thì không được làm. Thứ 2, nếu việc này thực sự tốt, giúp thúc đẩy hãng phim thì chúng tôi ủng hộ luôn. Nhưng nó nhằm chia rẽ nội bộ thì tôi phản đối. Tôi là nghệ sĩ của hãng phim, tôi chỉ làm công việc bảo vệ nó thôi. Tôi không phải đến đây để xin tiền, chường mặt ra 8 tiếng để lĩnh lương đâu. Bọn tôi muốn được làm việc cơ mà. Không thể làm cái việc đó được, công việc của bọn tôi là phải đi. Không có mặt là ông ấy cắt lương, anh em bức xúc là dần dần giải tán. Cuối cùng là xóa sổ hãng phim".

Đơn kiến nghị của các nghệ sĩ gửi tới cơ quan chính quyền phản đối việc lắp máy chấm công

Đồng tình với ý kiến của nhà biên kịch Xuân Thành, các nghệ sĩcủa Hãng phim truyện Việt Nam như: NSND - đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, NSƯT Quốc Tuấn, nhà quay phim Vũ Quốc Tuấn... đã làmđơn kiến nghị có thu thập chữ kýcủa đông đảo nghệ sĩ khối nghệ thuật (bao gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim) gửi đến Công đoàn của Hãng phim để thể hiện sự phản đối quy định này. Cụ thể, trong đơn kiến nghị các nghệ sĩ chỉ ra những điều bất hợp lý trong quy định chấm công. Theo lý giải của các nghệ sĩ thì quy định này không phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của một cơ quan chuyên ngành làm phim và cho rằng: "Khi ban hành quy chế này chứng tỏ công ty và HĐQT chưa thực sự hiểu rõ về đặc thù nghề nghiệp của Hãng phim truyện Việt Nam. Ví dụ như đối với nhiều biên kịch, thì khoảng thời gian sáng tạo thăng hoa nhất của họ là vào ban đêm chứ không phải 8 tiếng giờ hành chính. Còn với đạo diễn, quay phim... thì thời gian chính của họ là làm việc theo đoàn phim, có những khi thức đêm dậy sớm, vất vả gấp nhiều lần việc đi làm đúng số giờ theo quy định.

Trong bản kiến nghị của các nghệ sĩnêu rõ: "Quy định này xét theo đặc thù thời gian, công việc và nghề nghiệp của thành phần sáng tác và thành phần tham gia đoạn phim rất không phù hợp và cứng nhắc. Đề nghị xem xét lại". Bản kiến nghị nhận được sự đồng lòng, nhất trí cao từ phía các nghệ sĩ đang làm việc tại khối nghệ thuật (đạo diễn, biên kịch, quay phim).

Trả lời phóng viên về vấn đề nói trên, ông Thủy Nguyên khẳng định: "Không thể chấm công, trả lương cho bất kỳ nghệ sĩ nào nếu như họ không đến làm việc. Đến việc lắp máy quét vân tay, họ đã gỡ mang đi, tôi vừa trình báo công an đến giải quyết. Từ chuyện đi cổng trước, cổng sau đến việc dọn phòng cũng bị hiểu sang hướng khác. Cái nhà chứa đạo cụ, phục trang thì bảo là toàn kỷ niệm với xe đạp, khẩu súng. Kỷ niệm thì kỷ niệm nhưng cũng chỉ giữ những thứ cần giữ, giữ hết sẽ thành một đống đổ nát. Chuyện gì họ cũng có thể vin vào và đổ lỗi là người khác không tôn trọng chính chúng tôi".

Khẳng định những việc lùm xùm ở hãng phim là do việc các nghệ sĩ khẳng định cổ phần hóa không minh bạch, ông Thủy Nguyên cho biết: "Việc cổ phần hóa có quyết định của Bộ VHTT-DL, chúng tôi làm hoàn toàn đúng luật doanh nghiệp và không sai điều gì. Giờ tôi cũng mệt mỏi với tranh cãi về vấn đề này, tôi dành thời gian để tập trung vào cải tổ Hãng phim truyện Việt Nam.

Nói thật, nếu chỗ nào có đất như hãng phim mà đều cho doanh nghiệp thuê thì ngân sách nhà nước thu lại rất nhiều tiền. Người dân đỡ đi được một phần tiền thuế. Trước đây, hãng phim nợ thuế đất 21 tỉđồng nhưng công ty của tôi trả rồi, có người trả như vậy, ngân sách sẽ không có chuyện lỗ. Kinh doanh có pháp luật, chứ đừng bảo trục lợi. Người ta cứ đá xoáy góc độ kinh doanh chứ kinh doanh chả có gì xấu. Người ta thích nói đến tâm hồn nhưng có thực mới vực được đạo".

Giải thích cụ thể cho việc không trả lương cho các nghệ sĩ và phải lắp máy quét vân tay ở hãng phim để kiểm tra người đến và đi, ông Thủy Nguyên cho biết hiện nay công ty ông vẫn đang phải trả lương cho một số bộ phận nghệ sĩ không chịu làm mà chỉ có suốt ngày đi nói xấu và tìm cách kiện lại công ty. "Chúng tôi thực hiện theo đúng luật lao động, các nghệ sĩ đến công ty phải chấm công, trả lương, họ đi đâu cũng phải báo cáo, chứ họ coi thường người khác, đi đâu không thèm nói, làm việc theo kiểu tùy hứng. Tôi là doanh nghiệp, tôi không chấp nhận như vậy được. Không thể có chuyện, tôi cứ trả lương, xong anh đi làm chỗ khác. Anh không thừa nhận tôi là chủ nhưng anh đòi nhận lương của tôi. Trong giờ làm việc mà tôi phải trả lương cho anh, anh lại đi tìm tài liệu để kiện lại tôi. Thử đặt vào địa vị của tôi xem có chấp nhận được không?" - ông Nguyên đặt ngược lại câu hỏi.

"Là một người kinh doanh, tôi cam đoan là chúng tôi sau khi cổ phần hóa sẽ tiếp tục cho phát triển và làm phim nhưng không hoàn toàn dùng toàn bộ vốn liếng của mình để làm phim. Chúng tôi không thể đổ tới 21 tỉvào mộtbộ phim mà không có khán giả xem và cũng không thể trả lương cho những người suốt 3 năm không lên hãng một lần nào mà vẫn nhận được lương. Chúng tôi làm đúng với quy định của pháp luật, còn các nghệ sĩ hiện họ vẫn cố tình gây khó dễ hay tìm cách kiện chúng tôi thì họ cứ làm việc của họ. Quy định của công ty vẫn được thực hiện đúng theo quy định nếu như họ vẫn là người của hãng phim". - ông Nguyên cho hay.

         
   

Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập vào năm 1953, trực thuộc Bộ VH-TT-DL, năm 2016hãng tiến hành cổ phần hóa. Hiện tại, Công ty vận tải thủy Vivaso là nhà đầu tư chiến lược của hãng phim.

   

Tuy nhiên, sau gần 3 tháng cổ phần hóa, các nghệ sĩ của hãng cho rằngphía Vivaso không có ý định làm phim, họ không tôn trọng các nghệ sĩ và chỉ muốn chiếm khu đất vàng mà hãng đang sở hữu.

   

Các nghệ sĩ của Hãng phim như đạo diễn Thanh Vân, Quốc Tuấn, biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát... đã nhiều lần chia sẻ những bức xúc về quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

   

Ngày 2.10, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo, giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

   
Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi Hãng phim truyện Việt Nam chấm công bằng vân tay