Tại phiên họp thứ 21 (khai mạc ngày 7.2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thảo luận và cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi).

Tranh cãi nên hay không chấp nhận tố cáo qua điện thoại

Trí Lâm | 08/02/2018, 15:19

Tại phiên họp thứ 21 (khai mạc ngày 7.2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thảo luận và cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi).

Sửa đổi nhiều nội dung trong dự luật tố cáo

Chủ nhiệm Ủyban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biếtdự thảoLuật Tố cáo (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý về nhiều nội dung.

Về hình thức tố cáo, dự thảo quy định có thể tố cáo bằng văn bản hoặc bằng lời nói,bản fax, thư điện tử, tố cáo qua điện thoại với cơ quan chức năng. Cơ quan giải quyết tố cáo phải công khai địa chỉ trụ sở làm việc, hòm thư điện tử (email), điện thoại, số fax để người tố cáo gửi tố cáo đến đúng địa chỉ quy định.

Đồng thời, dự thảo bổ sung quy định nghiêm cấm đối với các hành vi cố ý tố cáo sai sự thật, sử dụng họtên của người khác để tố cáo hay lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, vu khống… Việc này nhằm ngăn chặn tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, lợi dụng quyền tố cáo để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dự thảo không quy định thời hiệu tố cáo, bởi vì bản chất của tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật, giúp cơ quan nhà nước phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm. Do đó, không thể buộc từng cá nhân phải xác định xem có còn thời hiệu hay không trước khi quyết định thực hiện quyền tố cáo.

Bên cạnh đó, người tố cáo có thể rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi cơ quan có thẩm quyền ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo không loại trừ trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo.

Trường hợp xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng việc rút tố cáo do bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn được người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người tố cáo ngoài được bảo vệ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì trong một số trường hợp đặc biệt cần có những biện pháp tích cực, chủ động hơn để bảo vệ quyền của người tố cáo, người thân, người làm chứng của người tố cáo…

Tố cáo qua điện thoại “độ tin cậy không cao”

Thảo luận về dự thảo luật, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằngtố cáo bằng lời nói có thể chấp nhận việc tố cáo trực tiếp nhưng tố cáo qua điện thoại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì đề nghị phải cân nhắc.

Theo Phó chủ tịch Hiển, mặc dù tại khoản 3 điều 19 dự thảo luật quy định việctố cáo qua điện thoại, người nhận có trách nhiệm hướng dẫn, tuy nhiên, dù có hướng dẫn nhưng việc tố cáo qua điện thoại thì "độ tin cậy là không cao".

Điển hình như việc công an 113 tiếp nhận thông tin xử lý nhiều khi vụ việc không chính xác, "người ta báo đến nhưng không phải", mặt khác, nhiều người thông qua việc này làm cho cơ quan nhà nước nhận được thông tin không chính xác.

Do đó, ông Phùng Quốc Hiểnđề nghịkhông nên có tố cáo qua điện thoại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Đề nghị phải tố cáo trực tiếp, đảm bảo xác định độ chính xác của tố cáo. Nếu tố cáo qua điện thoại thìsẽ khó khăn, tính khả thi không cao, độ chính xác không cao.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho rằngđể tránh tình trạng tố cáo tràn lan, dự thảo luật cần quy định chặt chẽ hơn việc tố cáo ngay trong giai đoạn xử lý ban đầu thông tin về tố cáo.

“Cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải xác định rõ họtên, địa chỉ, nhân thân của người tố cáo. Nội dung tố cáo phải có căn cứ, cơ sở thông tin, có dấu hiệu rõ ràng, có bằng chứng thì mới có căn cứ để thụ lý hay không thụ lý, nhất là qua mảng thông tin điện tử”, bà Nga nêu.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải bày tỏ bănkhoănviệc tố cáo qua điện thoại sẽ có 2 hình thức là lời nói và nhắn tin, vậy tin nhắn có được gọi là văn bản khônghoặc sẽ là hình thức nào thì dự thảo luật vẫn chưa quy định.

Ông Nguyễn Khắc Định giải trình rằngđây không phải vấn đề mới mà đã được quy định trong Luật Phòngchống tham nhũng. Khi tiếp nhận tố cáo sẽ tiến hành thủ tục cũng giống như đến trực tiếp.

“Phải nói rõ têntuổi, số chứng minh, giống như người ta nói trực tiếp, cơ quan tiếp nhận phải ghi chép lại, cũng giống như trực tiếpđến trình bày. Sau khi ghi chép lại cũng phải tiến hành xác minh, kể cả người tố cáo cóđến hay không đến”, ông Định nói.

Theo ông Định, qua thủ tục xác minh làm rõ nội dung, rõ nhân thân, rõ vấn đề vi phạm thì lúc đó có quyết định về việc thụ lý tố cáo, lúc đó mới gọi là tố cáo, phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa bên tố cáo và bên tiếp nhận tố cáo.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõvề hình thức tố cáo, qua thảo luận, UBTVQH đề nghị bổ sung thêm các hình thức tố cáo như thư điện tử, fax, điện thoại...nhằm tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố cáo.

Về quy định rút tố cáo, UBTVQH tán thành quy định người tố cáo có thể rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi cơ quan có thẩm quyền ra kết luận nội dung tố cáo.

Ông Uông Chu Lưu cho rằng việc rút tố cáo không loại trừ trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo.

Về cấp giải quyết tố cáo cuối cùng, UBTVQH tán thành với dự thảo luật là không quy định 2 cấp như quy định tại dự thảo luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

Do đó, nếu việc tố cáo và việc giải quyết đó chưa đúng pháp luật thì vẫn tiếp tục được cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để tiếp thu, xử lý với điều kiện trình tự thủ tục quy định cụ thể...

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi nên hay không chấp nhận tố cáo qua điện thoại