Dù những lời chỉ trích nhằm vào chính sách của Tổng thống Joe Biden vào cuối tuần trước có thể làm gia tăng căng thẳng, vẫn có vài chỉ dấu cho thấy CHDCND Triều Tiên không loại bỏ khả năng đàm phán với tân chính phủ Mỹ.

Triều Tiên vẫn để ngỏ cửa đối thoại với ông Biden

Cẩm Bình | 06/05/2021, 08:15

Dù những lời chỉ trích nhằm vào chính sách của Tổng thống Joe Biden vào cuối tuần trước có thể làm gia tăng căng thẳng, vẫn có vài chỉ dấu cho thấy CHDCND Triều Tiên không loại bỏ khả năng đàm phán với tân chính phủ Mỹ.

Hôm 30.4, Nhà Trắng thông báo chính sách Triều Tiên mới: Mục tiêu vẫn là phi hạt nhân hóa hoàn toàn nhưng không tập trung vào việc đạt một thỏa thuận lớn và cũng không kiên nhẫn chiến lược. Thay vào đó, Mỹ sẽ theo đuổi cách tiếp cận thực tế có điều chỉnh, cởi mở và tìm kiếm cơ hội ngoại giao.

Triều Tiên phản ứng bằng loạt tuyên bố chỉ trích Tổng thống Biden mang tư tưởng thời Chiến tranh Lạnh, tỏ rõ ý định tiếp tục thực thi chính sách thù địch. Bình Nhưỡng còn nhận xét ngoại giao chỉ là nỗ lực che đậy hành vi gây nguy hiểm cho nước này.

Dù đề cập đến chính sách mới, nhưng Triều Tiên không đi sâu vào chi tiết. Theo một số chuyên gia thì đây là dấu hiệu chứng tỏ quốc gia Đông Bắc Á chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Tổ chức nghiên cứu 38 North (Hàn Quốc) lưu ý rằng loạt tuyên bố chỉ trích do quan chức ngoại giao cấp thấp đưa ra, không gọi tên hay xúc phạm Tổng thống Biden, lời đe dọa về “cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn” đi kèm điều kiện “Mỹ vẫn giữ chính sách lỗi thời”.

“Không có gì ngạc nhiên khi 2 bên dùng khoảng thời gian ban đầu để thăm dò và làm dáng một chút”, theo 38 North.

Vài ngày trước lúc Tổng thống Biden nhậm chức, nhà lãnh đạo Kim Jong-un kêu gọi phát triển vũ khí hạt nhân tân tiến hơn nữa đồng thời xác định Mỹ vẫn là kẻ thù lớn nhất.

Triều Tiên 2 năm qua tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa tầm ngắn và phát triển vũ khí mới, tuy nhiên từ cuối năm 2017 đến nay họ đã tạm ngừng thử hạt nhân cùng tên lửa đạn đạo liên lục địa – động thái mang tính thách thức cao với Tổng thống Biden.

5a1fa1a7fc7e93140a8b4569.jpg
Triều Tiên chưa khôi phục thử tên lửa đạn đạo liên lục địa - Ảnh: RT

Giáo sư John Delury thuộc đại học Yonsei (Hàn Quốc) nhận định: “Điều đáng lo lúc này là Triều Tiên làm gì đó khiêu khích Tổng thống Biden đến mức không còn triển khai nỗ lực ngoại giao được nữa. Nhưng cả 2 hiện đều đang tránh chọc giận nhau”.

Nhà phân tích Rachel Minyoung Lee thuộc tổ chức 38 North cho biết về một dấu hiệu tốt: Triều Tiên không liên tục công bố những lời chỉ trích Mỹ trên truyền thông trong nước.

“Bình Nhưỡng đang giữ lại mọi lựa chọn chính sách”, theo nhà phân tích Lee.

Khôi phục đàm phán chẳng hề dễ dàng trong bối cảnh cả Mỹ lẫn Triều Tiên đều phải xử lý vấn đề COVID-19 cùng thiệt hại kinh tế mà đại dịch gây ra. Giáo sư Delury nhận định: “Tình hình dịch bệnh thực sự hạn chế các lựa chọn ngoại giao và đặt 2 bên vào thế phải kiềm chế”.

Bài liên quan
Loa phát thanh Triều Tiên ảnh hưởng sức khỏe người dân vùng biên giới
Trang The Korea Herald cho biết cư dân vùng biên giới liên Triều phải chịu tiếng ồn từ loa phát thanh của CHDCND Triều Tiên suốt nhiều tháng, khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nặng nề.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triều Tiên vẫn để ngỏ cửa đối thoại với ông Biden