Theo thông tin từ Cục Thông tin KH-CN quốc gia (Bộ KH-CN), trong 2 tháng đầu năm 2020 đã có hơn 100 công bố khoa học, bài nghiên cứu về coronavirus chủng mới (Covid-19) được đăng hoặc chấp nhận đăng trên các tạp chí khoa học.

Trong 2 tháng đã có hơn 100 bài nghiên cứu về Covid-19

19/02/2020, 17:38

Theo thông tin từ Cục Thông tin KH-CN quốc gia (Bộ KH-CN), trong 2 tháng đầu năm 2020 đã có hơn 100 công bố khoa học, bài nghiên cứu về coronavirus chủng mới (Covid-19) được đăng hoặc chấp nhận đăng trên các tạp chí khoa học.

Ảnh: Internet

Để tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu, điều trị và phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới Covid-19, Cục Thông tin KH-CN quốc gia đã tập hợp các công bố quốc tế mới về nội dung này để các bác sĩ, nhân viên y tế và các nhà nghiên cứu của Việt Nam tiện theo dõi.

Thống kê từ Cục Thông tin KH-CN quốc gia cho thấy, trong tháng 2.2020 đã có hơn 70 bài nghiên cứu về Covid-19 được đăng hoặc chấp nhận đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế của nhà xuất bản Elsevier, Springer Nature. Các nhà xuất bản đều công khai những bài viết này, ngay cả khi chưa được xuất bản chính thức.

Tháng 1.2020 có hơn 30 bài nghiên cứu liên quan đến Covid-19. Trong 2 tháng cuối năm 2019, tổng số lượng bài về Covid-19 được đăng hoặc chấp nhận đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế là 112 bài (tháng 11.2019: 47 bài; tháng 12.2019: 65 bài).

Ngoài những tài liệu được cấp phép truy cập mở để phục vụ nghiên cứu về Covid-19, Cục Thông tin KH-CN quốc gia (Bộ KH-CN) đã mua quyền truy cập tới gói tạp chí điện tử về lĩnh vực Y học của nhà xuất bản ScienceDirect và sách điện tử lĩnh vực Y dược của nhà xuất bản Springer Nature.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ KH-CN đã ký Quyết định phê duyệt danh mục 3 nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia đột xuất phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới Covid-19 gây ra.

Theo đó, 3 đề tài nghiên cứu bao gồm Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện chủng mới Covid-19; giao cho Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần công nghệ Việt Á thực hiện.

Nghiên cứu chế tạo hệ thống phát hiện nhanh để sàng lọc chủng mới của Covid-19; giao cho Công ty TNHH một thành viên sinh hóa Phù Sa – Biochem chủ trì phối hợp với Viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN Cần Thơ) thực hiện.

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, virus bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 tại Việt Nam; giao cho Viện Pasteur TP.HCM chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ KH-CN cũng đã phê duyệt bổ sung đề tài độc lập cấp Nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm Covid-19 mới”. Theo đó, Quyết định giao trực tiếp Bệnh viện Nhiệt đới trung ương chủ trì, phối hợp với Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Đại học Dược Hà Nội.

Theo Bộ KH-CN, đây là đề tài nghiên cứu thử thuốc lâm sàng, đòi hỏi phải quản lý, theo dõi rất đặc biệt, vì vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ KH-CN và Bộ Y tế trong quá trình xem xét phê duyệt, triển khai thực hiện đề tài.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trong 2 tháng đã có hơn 100 bài nghiên cứu về Covid-19