Những chuyển đổi về kinh tế của Trung Quốc đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia bên ngoài biên giới Trung Quốc, đặc biệt là Australia. Theo đó, Trung Quốc- Australia đã dần hình thành mối quan hệ 'dựa dẫm' trong kinh tế.

Trung Quốc- Australia: Mối quan hệ 'dựa dẫm' trong kinh tế

Một Thế Giới | 24/07/2015, 16:29

Những chuyển đổi về kinh tế của Trung Quốc đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia bên ngoài biên giới Trung Quốc, đặc biệt là Australia. Theo đó, Trung Quốc- Australia đã dần hình thành mối quan hệ 'dựa dẫm' trong kinh tế.

Đối với người dân Trung Quốc, điều này thể hiện một sự thay đổi sâu sắc trong hoàn cảnh quốc gia. Kể từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình bắt đầu tiến hành cải cách thị trường vào cuối năm 1970, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình GDP hàng năm đạt trên 10% trong ba thập kỷ qua. Mức gia tăng này đã làm tăng kích thước nền kinh tế của quốc gia này lên gấp 10 lần và tạo ra nhiều việc làm mới trong 20 năm qua.

Cách mạng công nghiệp hóa của Trung Quốc là một sự kiện kinh tế quan trọng nhất kể từ cuộc cách mạng công nghiệp của Anh trong thế kỷ 18, sự kiện này đã xảy ra nhanh gấp 100 lần, có quy mô hơn 1.000 lần so với cuộc cách mạng nước Anh và đặt  thế giới hiện đại vào trong khuôn khổ.

Việc chuyển đổi này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia bên ngoài biên giới Trung Quốc, đặc biệt là Australia. Theo đó, Trung Quốc- Australia đã dần hình thành mối quan hệ dựa dẫm trong kinh tế.

Cụ thể, trong 3 thập kỷ qua, Australia và Trung Quốc đã cùng nhau hướng tới những mục tiêu về lịch sử và địa lý, trong đó nhu cầu rộng lớn của Trung Quốc về nguyên liệu đã được bổ sung một cách hoàn hảo bởi nguồn tự nhiên phi thường của Australia.

Những con sông trên vùng đất đỏ giàu sắt của Australia luôn chảy một cách cố định về phía những khu phố ven biển mới của Trung Quốc. Điều này đã chứng minh sâu sắc về mối quan hệ tương hỗ giữa Trung Quốc và Australia.

Nguồn tài nguyên của Australia đã giúp Trung Quốc công nghiệp hóa, nâng cao những thành phố từ mặt đất, cứu giúp hàng chục triệu người dân thoát khỏi đói nghèo và cho phép chính phủ xây dựng một hệ thống cảng, đường cao tốc, sân bay, đường sắt, cầu, các tòa nhà và đường hầm hoàn toàn mới.

Là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về cả quặng sắt và than đá, Australia đã cung cấp một phần nguồn tài nguyên này cho Trung Quốc.

Theo đó, tác động về mặt kinh tế của Trung Quốc tới Australia đã ngày càng lớn. Trong 20 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn nhanh hơn gấp 1/3 tốc độ của Mỹ, nhanh gấp đôi châu Âu và gấp 3 lần Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được xem là thước đo đáng tin cậy nhất về sự tiến bộ, hướng tới một tương lại giàu hơn và tốt hơn. Hơn nữa, thời gian phát triển kinh tế của Trung Quốc được cho là thời gian dài nhất, hơn bất kỳ quốc gia nào trong thời kỳ hiện đại.

Ở chiều ngược lại, quá trình chuyển đổi của Trung Quốc từ một nền kinh tế đầu tư hướng tới một nền kinh tế dịch vụ đã có nhiều ảnh hưởng đến Australia, chẳng hạn như việc giảm giá xuất khẩu của Australia, tăng giá hàng nhập khẩu và cạnh tranh hơn đối với dòng vốn toàn cầu.

Những thay đổi của Trung Quốc đã mang lại những cơ hội cho Australia, giúp quốc gia này có sức mạnh to lớn vượt ra ngoài nguồn lực của mình, trong đó có một lực lượng lao động được đào tạo tốt, các tổ chức hàng đầu thế giới, một cộng đồng đa văn hóa và một nền kinh tế mở. 
Trái lại, trong khi Trung Quốc đã phải dành 20 năm để thiết lập quan hệ tốt đẹp với Australia với mục đích nhập nguyên liệu để xây dựng những tòa nhà chọc trời ở Thượng Hải và nhiều thành phố khác, thì giờ đây, Trung Quốc vẫn phải bắt đầu cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp và người lao động đang ở trong những tòa nhà cao chọc trời này.

Vì vậy, Australia có thể tận dụng cơ hội trong những thay đổi kinh tế của Trung Quốc để làm giàu cho mình.

Tuyết Nhung (Theo Business Insider)

Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc- Australia: Mối quan hệ 'dựa dẫm' trong kinh tế