Trong lúc đang gần đến thời hạn chót 15.12, khi Tổng thống Donald Trump đưa ra quyết định tăng mức thuế trừng phạt lên hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ, một cựu quan chức Bắc Kinh đã dọa rằng Trung Quốc sẽ tung ra mức thuế trả đũa. Nhưng nguồn tin của Bloomberg lại nói rằng Bắc Kinh rất mong Washington hoãn việc áp mức thuế mới này.
Trong cuộc chiến thương mại kéo dài 20 tháng qua giữa 2 nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, Trung Quốc đòi Mỹ phải gỡ bỏ 2 mức thuế 25% và 15% lên 360 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ. Nhưng ông Trump đã dọa nếu không đạt đến một thỏa thuận thì ngày 15.12 tới là thời hạn chót để Mỹ áp thêm mức thuế 160 triệu USD lên các loại hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ, gồm điện thoại di động, đồ chơi, quần áo và máy tính xách tay.
Chính phủ Mỹ chưa hề phát tín hiệu rõ ràng về sự sẵn sàng trì hoãn trước lời dọa trên. Khuya 10.12, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro nói: “Tổng thống nắm quyền quyết định. Tôi không biết ông ấy sẽ làm gì khác hơn là đạt đến một thỏa thuận tốt, hoặc là sẽ nâng mức thuế lên”.
Cùng ngày, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói vớiFox Business làviệc đạt được một thỏa thuận tốt quan trọng hơn việc có nó trước hay sau ngày 15.12. Ông cũng nói hầu hết các vấn đề khó khăn sẽ được xử lý trong giai đoạn cuối của các cuộc đàm phán.
Còn ông Larry Kudlow là lãnh đạo Hội đồng Kinh tế quốc gia Nhà Trắngcảnh cáo vẫn giữ nguyên lời dọa tăng thuế, dù ông Trump đã thấy có sự tiến bộ trong các cuộc đàm phán.
Các nguồn tin của Bloomberg ngày 11.12 nêu vị chủ nhân Nhà Trắng sẽ làm việc với các quan chức phụ trách mảng thương mại trong ngày 12.12, có thể sẽ bàn khả năng trì hoãn việc tăng mức thuế.Hãng tin này cũng dẫn thông tin của một số quan chức Trung Quốc yêu cầu giấu tênnói rằng, Bắc Kinh hy vọng ông Trump sẽ trì hoãn thực hiện lời dọa, cho thêm thời gian đàm phán.
Wall Street Journal hôm 10.12 đưa tin 2 đoàn đàm phán Mỹ - Trung đang tiến hành các bước để trì hoãn vòng thuế trừng phạt 15.12, nhằm cứu thỏa thuận thương mại “giai đoạn một”. Nhưng người phát ngôn Nhà Trắng và Phòng Đại diện Thương mại Mỹ từ chối bình luận.
Tại một hội thảo ở New York hôm 10.12, cựu Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc - Trần Đức Minh nói: “Cả Trung Quốc và Mỹ đều cần nhưng chúng tôi cần một thỏa thuận “giai đoạn một” bình đẳng. Nếu có thể trì hoãn mức thuế từ ngày 15.12 thì sẽ có cơ hội tốt hơn cho một thỏa thuận. Còn nếu mức thuế đó được áp, kho đạn của quí vịsẽ sớm cạn. Chắc chắn Trung Quốc sẽ trả đũa và năm tới sẽ khó đàm phán hơn”.
Hồi đầu tháng 11, ông Trump nói bóng giórằng ông sẵn sàng chờ đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 mới đạt đến một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Ông cũng nói “không có thời hạn chót” nào để đạt đến một thỏa thuận.
Ngày 11.10, ông Trump đã tuyên bố Mỹ - Trung quyết định đàm phán nhằm đạt đến thỏa thuận “giai đoạn một”, trong đó Mỹ ra điều kiện Trung Quốc phải tăng mua nông sản Mỹ, đổi lại việc Mỹ hạ giảm các mức thuế đã áp. Các quan chức cũng nói sẽ gồm Bắc Kinh cam kết nỗ lực hơn trong việc ngăn chặn nạn “ăn cắp” quyền sở hữu trí tuệvà một thỏa thuận mà Mỹ - Trung đều không thao túngUSD và CNY (Nhân dân tệ).
Những vấn đề khó giải quyết thì được chuyển qua các cuộc đàm phán sau này, ví dụ việc Mỹ liên tục phàn nàn Trung Quốc lập mạng lưới trợ giá quá lớn, từ điện giá rẻ cho đến vay tiền lãi suất thấp nhằm xây dựng năng lực công nghiệp.
Chủ đề nóng nhất trong các cuộc đàm phán về thuếlà việc Mỹ nhấn mạnh Trung Quốc phải tuân thủ chặt chẽ một lịch trình tăng mua nông sản Mỹ. Đây là điều quan tâm nhất của ông Trump, nông dân Mỹ là một bộ phận cử tri bị tổn thất nặng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Chính phủ Mỹ đã phải hỗ trợ nông nghiệp 28 tỉ USD trong 2 năm quađể giảm hạ các tổn thất vì giảm lượng nông sản xuất khẩu, gồm đậu tương xuất qua Trung Quốc bị giảm mạnh trong nửa cuối năm 2018, sau khi Bắc Kinh tung mức thuế trả đũa Mỹ. Theo CNBC ngày 10.12, Trung Quốc đã tăng mua đậu tương Mỹ những 13 lần từ tháng 9 đến tháng 11.2019. Tổng mức đậu tương Trung Quốc nhập khẩu tăng 53,9% lên 8.278 triệu tấn trong tháng 11, theo số liệu hải quan Trung Quốc.
Thực tế thì Mỹ luôn nghi ngờ “lịch sử không hề giữ lời hứa” của Trung Quốc với các chính phủ tiền nhiệm, nên các nhà phân tích nói tiến độ đàm phán thương mại chậm chạp đã minh họa cho sự nghi ngờ này.
Ngày 10.12, trước cử tọa ở Đại học Quốc phòng ở Washington, Thượng Nghị sĩ Mỹ Marco Rubio, một trong những “diều hâu” chống Trung Quốc mạnh mẽ nhất ở Quốc hội Mỹnói mục tiêu của Bắc Kinh là qua mặt Mỹ để trở thành một thế lực kinh tế - quân sự, và mục tiêu này vẫn là một thách thức “sẽ không thể giải quyết đơn giản bằng vài thỏa thuận thương mại cho tương lai”.
Mỹ Trinh (theo Bloomberg)