Nhằm trấn an những lo ngại về dự án Vành Đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố: “Mọi việc phải được tiến hành một cách minh bạch, và chúng tôi sẽ không khoan dung với nạn tham nhũng”.

Trung Quốc trấn an các quốc gia về 'bẫy nợ' Vành đai con đường

Mỹ Trinh | 27/04/2019, 06:24

Nhằm trấn an những lo ngại về dự án Vành Đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố: “Mọi việc phải được tiến hành một cách minh bạch, và chúng tôi sẽ không khoan dung với nạn tham nhũng”.

Trong phát biểu khai mạc Diễn đàn Vành Đai vàCon đường lần thứ hai (tổ chức từ ngày 25 đến 27.4 tại Bắc Kinh) hôm 26.4, ông Tập hứa Trung Quốc sẽ công bố các tiêu chuẩn tài chính cao, nhằm xoa dịu những phàn nàn rằng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng BRI tốn hàng tỉ USD, khiến nhiều nước đang phát triển trở thành con nợ lớn của Trung Quốc.

Tại Diễn đàn BRI 2019 có lãnh đạo của khoảng 30 quốc gia đến dự, ông Tập tránh đề cập những phàn nàn về việc bị là con nợ của Trung Quốc. Nhưng ông nói Bắc Kinh muốn “một cuộc hợp tác mở xanh và sạch, “không tha nạn tham nhũng”.

Ông không hứa Trung Quốc đổ thêm vốn vào BRI, thay vào đó nói Trung Quốc sẽ chú trọng “đồng phát triển”, vì BRI có lợi cho tất cả các bên tham gia, và BRI không chỉ phục vụ quyền lợi của Trung Quốc, mà còn làm mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, đem lại kết quả đôi bên cùng có lợi và cùng phát triển thịnh vượng.

Tại sao ông Tập phải trấn an các nước vay nợ Trung Quốc?

Theo hãng tin AP, xem ra ông Tập còn cố gắng trấn an các lo ngại về nguy cơ tham nhũng, tổn thất môi trường và các vấn đềkhác, bằng lời hứa BRI sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế cho các dự án phát triển.

BRI là dự án trọng điểm của ông Tập, nhằm phát triển thương mại, bằng cách xây dựng đường sắt, cảng, nhà máy điện cùng các dự án khác ở 114 quốc gia trên thế giới. Nhưng đa số các dự án do các công ty nhà nước Trung Quốc nhận thầu, và các ngân hàng chính phủ của các nước đang phát triển phải vay tiền của Trung Quốc với lãi suất thị trường, để trả tiền cho các công ty này.

Trung Quốc cũng đưa người nước mình vào các dự án xây dựng, khiến có nhiều phàn nàn rằng người địa phương không được tạo việc làm. Các chuyên gia về mảng phát triển còn đề cập nguy cơ các dự án phá hoại môi trường hoặc xúi giục tham nhũng.

Tất cả các yếu tố này dẫn đến phàn nàn hầu hết lợi lãi đều chảy về Trung Quốc, và kinh phí quá cao, khiến một số nước trở thành con nợ lớn của Trung Quốc.

BRI được lập năm 2013, cũng đẩy cao căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc với Mỹ, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ. Họ lo ngại Bắc Kinh đang muốn mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị, bất chấp việc phải chi tiền vào việc xây một mạng lưới thương mại và chính trị mà Trung Quốc là trung tâm.

Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) đã bày tỏ sự lo ngại BRI là một cái bẫy nợ lớn: các nước nhận tiền vay từ Bắc Kinh sẽ không thể trả nợ, phải chuyển nhượng đất đai cho Trung Quốc lập căn cứ quân sự, giúp Trung Quốc hợp thức hóa các tham vọng địa - chính trị. Washington còn nói BRI đe dọa an ninh quốc gia.

Bắc Kinh đang muốn phục hồi lại BRI, sau khi nhiều dự án bị hủy hồi năm 2018, tiếp sau việc các quan chức Trung Quốc nói các ngân hàng nhà nước sẽ tăng cường xác minh khả năng vay của các nước vay tiền, và vài chính phủ phàn nàn các dự án không đem lại gì nhiều cho nền kinh tế nước họ, và còn có thể cho Bắc Kinh nắm quá nhiều ảnh hưởng chính trị.

Các nước gồm Malaysia và Thái Lan đã hủy hoặc hoãn một số dự án, trong khi Ethiopia và các nước khác phải tái thương lượng về việc trả nợ vay Trung Quốc.

Trung Quốc cực lực phủ nhận rằng họ “lập bẫy nợ” đối với các nước tham gia BRI. Các quan chức nói Bắc Kinh đã rút được kinh nghiệm, và đang cẩn thận hơn trong khâu xác minh các nước vay tiền, nhằm bảo đảm họ có thể trả nợ vay.

Ông Tập nói bóng gió về chiến tranh thương mại với Mỹ

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), so với diễn văn khai mạc Diễn đàn 2017, năm nay ông Tập phát biểu ngắn hơn, không nhiều những đề xuất cụ thể, và xem ra ông chú trọng việc xóa bỏ các nghi ngờ về BRI, dù ông không nói gì đến Mỹ và EU.

Trong diễn văn, ông Tập nói Trung Quốc sẽ không phá giá đồng NDT, giữ đồng tệ ở tỉ giá hợp lý, không “bần cùng hóa các láng giềng”.

Ông Tập cũng nói Trung Quốc sẽ tăng cường điều phối chính sách kinh tế vĩ mô với các nền kinh tế lớn. Và trước những quan ngại rằng Trung Quốc không giữ lời hứa cải cách, ông nói: “Trung Quốc trân trọng những lời hứa và cam kết mình với một ngàn lượng vàng”.

Nhà lãnh đạo nói Trung Quốc không cố tình tìm kiếm thặng dự thương mại, và Trung Quốc sẵn sàng nhập thêm hàng nông sản nước ngoài và dịch vụ, để có sự cân bằng thương mại, dù ông không đề cập cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: “Trung Quốc rất quan tâm thực hiện các hiệp định thương mại và kinh tế song phương và đa phương mà chúng tôi đã ký với các bên khác”.

Ông Tập còn khẳng định Trung Quốc sẽ củng cố hợp tác với cộng đồng quốc tế, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và Trung Quốc sẽ chấm dứt chuyện bắt các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, bảo vệ thương hiệu và bảo vệ bí mật thương mại cũng như chống tình trạng “ăn cắp” công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ tổ chức Triển lãm xuất khẩu lần thứ hai ở Thượng Hải vào tháng 11 tới, lập một diễn đàn cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia thị trường Trung Quốc, và nước này sẽ giảmthuế và hạ rào cản phi thuế quan.

Nhà lãnh đạo nói “dòng hàng hóa, dòng vốn, công nghệ và nhân lực là cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế: “Các con sông lớn và đại dương đều sâu, bởi vì chúng mở cho tất cả các mánh khóe. Nếu dòng suối và sông bị cắt đứt, thậm chí một vùng biển lớn sẽ bị khô, không sớm thì muộn”.

Ông Tập nói Trung Quốc sẽ mở rộng quyền tiếp cận thị trường nước này, cắt giảm những vấn nạn tiêu cực để cho phép nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài và hoàn toàn do nước ngoài kiểm soát trong nhiều lĩnh vực hơn, và áp dụng các quy định hỗ trợ để thực hiện luật đầu tư nước ngoài và cải cách cơ cấu phía cung.

Ông Tập còn hứa sẽ chống chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc sẽ duy trì các nguyên tắc tham vấn rộng rãi, đóng góp chung và chia sẻ lợi ích, duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ với tất cả các bên để cùng làm việc với sự cởi mở, toàn diện và minh bạch.

Trung Quốc sẽ xếp hạng rủi ro vỡ nợ đối với các nước vay tiền

Nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tăng trưởng xanh - cùng với hoạt động tài chính bền vững - do có những chỉ trích về chính sách đối ngoại và chiến lược thương mại của ông. Ông nói: “Một nền tảng dữ liệu sẽ được lập”, và giới thiệu một loạt cơ chế hợp tác và các dự án ở các mảng tài chính, chuyển giao công nghệ, xóa nghèo, tăng trưởng xanh cùng các lĩnh vực khác.

Nhà lãnh đạo nói Bắc Kinh muốn mở rộng tầm cỡ BRI, bằng cách khuyến khích hợp tác về y tế, nguồn nước, nông nghiệp và công nghệ. Ông hứa cấp học bổng cho học sinh ở các nước tham giaBRI.

Ông Tập lưu ý Trung Quốc hôm 25.4 đã ban hành hướng dẫn để đánh giá rủi ro nợ cho bên vay tiền. Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết những “hướng dẫn về tính bền vững của các khoản nợ” dựa trên các tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác.

Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn nói bản hướng dẫn này nhằm “phòng ngừa và giải quyết các vấn đề nợ”, các nước sẽ được xếp là những bên cho vay có mức rủi ro thấp, trung bình hoặc cao, dựa trên sản phẩm kinh tế mỗi đầu người, sức tăng trưởng kinh tế và các yếu tố khác.

Ngày 25.4, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương) Dịch Cương nói: các nhà cho vay Trung Quốc đã giao 400 tỉ USD tài trợ, nhưng không cho biết các nước đã trả được bao nhiêu tiền vay, và không nói đến nguy cơ vỡ nợ.

Ông Dịch Cương nói đã quyên được 500 tỉ NDT (75 tỉ USD) từ thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Mỹ Trinh (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc trấn an các quốc gia về 'bẫy nợ' Vành đai con đường