“Ở đây có thể có cách hiểu chưa thật chính xác về con số 10 triệu tỉ đồng, đây là con số bằng 1/3 tổng GDP thực tế của Việt Nam dự tính đạt được trong giai đoạn 2016 – 2020. Nó cũng hoàn toàn như các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trước mà chúng ta dự tính tổng đầu tư xã hội khoảng 35% GDP” – TS Nguyễn Đình Cung nói.

TS Nguyễn Đình Cung: ‘Nhiều người đang hiểu chưa chính xác về con số 10 triệu tỉ đồng’

Trí Lâm | 29/10/2016, 05:33

“Ở đây có thể có cách hiểu chưa thật chính xác về con số 10 triệu tỉ đồng, đây là con số bằng 1/3 tổng GDP thực tế của Việt Nam dự tính đạt được trong giai đoạn 2016 – 2020. Nó cũng hoàn toàn như các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trước mà chúng ta dự tính tổng đầu tư xã hội khoảng 35% GDP” – TS Nguyễn Đình Cung nói.

Không phải là nguồn lực tái cơ cấu

Tại hội thảo công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 3/2016 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 28.8, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng -chia sẻ rằng nhiều người đang hiểu sai về con số 10,5 triệu tỉ đồng để tái cơ cấu kinh tế.

Theo ông Cung,kế hoạch 2016-2020 dự kiến có tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 32-33% GDP. Theo tính toán, giai đoạn này lạm phát có thể khoảng 4%, tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% nên dự tính tổng GDP theo giá trịthực tế là hơn 30 triệu tỉ đồng. Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ dành 1/3 trong số này cho đầu tư là hơn 10 triệu tỉ đồng. Con số 10 triệu tỉ đồng xuất hiện là do vậy.

“Ở đây có thể có cách hiểu chưa thật chính xác về con số 10 triệu tỉ, đây là con số bằng 1/3 tổng GDP thực tế của Việt Nam dự tính đạt được trong giai đoạn 2016 – 2020. Nó cũng hoàn toàn như các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trước màchúng ta dự tính tổng đầu tư xã hội khoảng 35% GDP” – ông Cung nói.

Như vậy, theo vị chuyên gia, đây không phải là con số thể hiện nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế mà là con số thể hiện tổng đầu tư xã hội dự tính có thể huy động được trong giai đoạn 2016 – 2020. Còn tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng thì trọng tâm của nó không phải là huy động nguồn lực mà phân bổ lại nguồn lực để sử dụng hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

“Đặc biệt, cần chú trọng hiệu quả đầu tư, năng suất lao động và nâng cao hiệu quả đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP. Việc phân bố nguồn lực này cũng không phải theo cơ chế xin cho mà phân bối bởi thị trường và theo cơ chế thị trường” – ông Cung nhấn mạnh.

Theo ông Cung, tái cơ cấu kinh tế nằm ở cải cách kinh tế và đặc biệt là cải cách thiết lập cơ chế kinh tế thị trường vận hành tốt hơn, đặc biệt là thị trường các nhân tố sản xuất như vốn, lao động, đất đai, khoa học công nghệ…

TS Nguyễn Đình cũng cho hayhiện nayViệt Nam đang khan hiếm nguồn lực, cứ tăng trưởng theo cách múc tài nguyên như cũ thì không ổn. Trong khi dầu thô và than đá thời gian vừa qua xuất khẩu không đạt mục tiêu, giá giảm, đóng góp ngân sách rất ít.

Do đó, muốn tăng trưởng thì cần phải khai thác và tìm kiếm nguồn lực khác như năng suất lao động, sản phẩm gia tăng từ con người, kinh tế xanh, khởi nghiệp... và phải luôn luôn cần và đặt nền kinh tế vào tình trạng cạnh tranh để phân bố lại nguồn lực để tăng dư địa phát triển.

“Nguồn lực thì luôn luôn khan hiếm, và vì thế nguồn lực phải được đầu tư vào nơi tốt nhất, có hiệu quả nhất, chứ không phải được đầu tư một cách vô tội vạ theo cơ chế xin-cho như hiện nay” – ông Cung nói.

Cổ phần hóa và siết chặt ngân sách

Ông Cung gợi ý, quan trọng nhất hiện nay có 2 điều cần làm để tái cơ cấu kinh tế, đó là thắt chặt chi tiêu ngân sách nhà nước và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Về bản chất, đó là cách phân bố lại nguồn lực bằng cơ chế thị trường bởi vì bản chất của tái cơ cấu kinh tế là làm cho nguồn lực hiệu quả hơn, chứ không phải bỏ thêm nhiều vốn để thúc đẩy tăng trưởng.

Việc quyết liệt tái cơ cấu DNNN thể hiện ở công tác cổ phần hóa và rút vốn ở các DNNN, cùng với đó là mức độ thắt chặt kỷ luật ngân sách nhà nước sẽ dẫn đến sựổn định vĩ mô. Đây là hai điểm thể hiện ở mức nào đó trong việc phân bổ nguổn lực.

Ông Cung nhấn mạnh rằngđiểm thắt chặt ngân sách để buộc các cơ quan đầu tư sử dụng ngân sách buộc phải lựa chọn dự án đầu tư tốt nhất để phân bố, tránh dàn trải, phân tán như lâu nay. Đây là cách phân bổ theo thị trường. Còn tái cơ cấu DNNN rõ ràng là nếu rút vốn thì tạo cơ hội cho dòng vốn tư nhân vào trong khu vực doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước rút vốn để thực hiện nhiệm vụ xây dựng hạ tầng.

“Chỉ 2 điểm này thôi, còn lại nhiều điểm khác chưa lượng hóa được để thấy rằng nếu chúng ta tái cơ cấu theo hướng để thị trường tốt hơn, vận hành tốt hơn, phân bố nguồn lực tốt hơn thì dư địa tăng trưởng có thể thêm 0,5 điểm phần trăm” – ông Cung dự tính.

Theo vị chuyên gia này, tăng trưởng sắp tới phải tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, trong đó có những tài sản đang có trong DNNN, những cái này chưa được sử dụng hiệu quả. Muốn sử dụng có hiệu quả hơn cần phân bổ lại. Đây không phải là thu hẹp vai trò của Nhà nước mà làcơ cấu lại danh mục đầu tư của Nhà nước.

“Lâu nay chúng ta đầu tư vào Sabeco, Vinamilk, Habeco, MobiFone… giờ mình rút danh mục ấy đi chuyển sang hạ tầng, bệnh viện, trường học… để thực hiện đúng chức năng nhà nước đông thời nâng cao hiệu quả, có thêm nguồn lực và sử dụng hiệu qủa hơn nguồn lực hiện có” – ông Cung nói.

Đánh giá công táccổ phần hóa, ông Cung cho rằng số lượng vốn huy động được quá ít và trong cách thức cổ phần hóa chúng ta đang huy động thêm vốn chứ không phải bán vốn.

“Huy động thêm vốn tức là chúng ta chỉ đạt được mục tiêu huy động bên ngoài vào chứ chúng ta không đạt được mục tiêu là tái cơ cấu danh mục tài sản của Nhà nước để chuyển sang dạng khác để đầu tư phát triển. Nếu chúng ta cứ làm như thế này thì khu vực nhà nước sẽ càng mở ra chứ không thu hẹp đi” – ông Cung nhấn mạnh.

Ví dụ, chúng ta đang có 100 đồng, huy động thêm 20 đồng và DNNN vẫn chiếm tỷ lệ lớn thì đó vẫn là khu vực nhà nước. Điều này không đúng với bản chất của tái cơ cấu là làm cho khu vực nhà nước nhỏ đi. Và họ bán theo cách như thế này thì cũng không thu hẹp được nhóm lợi ích chi phối. Do đó cần thay đổi cách thức cổ phần hóa.

Giải pháp là gì, theo ông Cung là cần triển khai thực hiện cổ phần hóa thực chất, minh bạch, giảm số vốn nhà nước xuống mức đủ thay đổi cơ cấu sở hữu và bản chất của quan trị công ty từ đó nâng cao hiệu lực.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Nguyễn Đình Cung: ‘Nhiều người đang hiểu chưa chính xác về con số 10 triệu tỉ đồng’