Khi bốn tuyến cáp quang biển AAE-1, AAG, APG và IA chưa được sửa xong, tuyến SMW3 gặp trục trặc.

Tuyến cáp quang biển cuối cùng và cũ nhất của Việt Nam cũng gặp sự cố

Sơn Vân | 21/02/2023, 16:05

Khi bốn tuyến cáp quang biển AAE-1, AAG, APG và IA chưa được sửa xong, tuyến SMW3 gặp trục trặc.

Các nhà mạng Việt Nam hiện khai thác 5 tuyến cáp quang biển: SMW3, AAE-1, AAG, APG và IA.

Sáng 21.2, đại diện một nhà mạng cho biết tuyến cáp quang biển SMW3 đã gặp sự cố ở đoạn S2.7 đi Singapore.

Trước đó, SMW3 là tuyến cáp quang biển cuối cùng còn nguyên vẹn sau khi 4 tuyến cáp biển Việt Nam gặp vấn đề từ tháng 11.2022 đến cuối tháng 1.2023.

Theo đó, đến nay cả 5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam với quốc tế đều đều bị ảnh hưởng toàn bộ hoặc một phần. Trước đó, hai tuyến AAG và APG đã mất toàn bộ dung lượng, trong khi hai tuyến IA và AAE-1 chỉ còn một phần hoạt động.

Tổng dung lượng trên các tuyến cáp trước đây là 18,7 Tbps, trong đó khai thác 60% và dự phòng 40%.

Với việc 4 tuyến cáp bị gián đoạn, dung lượng này bị mất 75% và làm chậm kết nối internet của người dùng. Đại diện Cục Viễn thông cho biết thông tin này tại cuộc họp cập nhật tình hình sự cố cáp quang biển ngày 10.2.

SMW3 là tuyến cáp quang biển cũ nhất trong 5 tuyến, vận hành từ năm 1999 nên đã lỗi thời và chuẩn bị được thanh lý trong một năm tới. Song sau loạt sự cố với AAE-1, AAG, APG và IA, SMW là tuyến cáp cuối cùng còn lành lặn kết nối Việt Nam với internet quốc tế qua đường cáp biển.

Nhà mạng VNPT cho biết không bị ảnh hưởng thêm bởi sự cố này do không khai thác dung lượng trên tuyến SMW3.  Từ ngày 18.2, VNPT đã bổ sung thêm 30% dung lượng băng thông quốc tế từ các tuyến cáp đất liền để bù dung lượng bị mất do loạt sự cố trước.

Nhà mạng Viettel cho biết sự cố với tuyến SMW3 xảy ra vào khung giờ thấp điểm và đã được khắc phục xong sáng 21.2, nên không ảnh hưởng đến người dùng internet Việt Nam.

Tại cuộc họp hôm 10.2, Cục Viễn thông cho biết các doanh nghiệp đã mở thêm 3 Tbps dung lượng qua các tuyến cáp đất liền, mục tiêu là đảm bảo dung lượng nhà mạng có thể đáp ứng lớn hơn 10% so với dung lượng sử dụng thực tế của khách hàng và kết nối internet nước ngoài không bị gián đoạn.

Các doanh nghiệp cũng cam kết sẽ tiếp tục mở thêm dung lượng cáp đất liền trong thời gian chờ khắc phục sự cố trên 4 tuyến AAE-1, AAG, APG và IA.

Dự kiến tuyến đầu tiên được khắc phục sự cố là APG, sớm nhất vào 27.3. Tuyến AAG dự kiến sẽ được sửa xong vào ngày 4.4.

Cục Viễn thông cho biết để khắc phục tình trạng kết nối internet bị ảnh hưởng nghiêm trọng mỗi khi xảy ra sự cố cùng lúc trên các tuyến cáp, Việt Nam sẽ phát triển thêm ít nhất 4 tuyến cáp quang biển nữa đến năm 2025. Trong đó, hai tuyến SJC2 và ADC dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyến cáp quang biển cuối cùng và cũ nhất của Việt Nam cũng gặp sự cố