Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra đề nghị trả lại số tàu chiến mà Nga từng tịch thu khi sáp nhập Crimea hồi tháng 3.2014. Nhưng quân đội Ukraine không tin Moscow nghiêm túc muốn hạ nhiệt cuộc chiến tranh ở vùng Donbass (Đông Ukraine).

Ukraine tố việc Nga định trả tàu chiến cho Ukraine là lừa bịp

Trần Trí | 01/02/2018, 16:54

Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra đề nghị trả lại số tàu chiến mà Nga từng tịch thu khi sáp nhập Crimea hồi tháng 3.2014. Nhưng quân đội Ukraine không tin Moscow nghiêm túc muốn hạ nhiệt cuộc chiến tranh ở vùng Donbass (Đông Ukraine).

Theo trang Daily Signal,tại một cuộc gặp các nhà báo ở Moscow, ông Putin nói: “Chúng tôi sẵn sàng trả tàu chiến Ukraine hiện vẫn ở Crimea. Chúng tôi cũng sẵn sàng trả phương tiện bay và xe bọc thép. Tuy nhiên, số phương tiện quân sự này cũ nát rồi. Điều kiện thật hiện nay của chúng thật sự là thế. Và trong nhiều năm qua, không ai sử dụng đến chúng. Nhưng đấy không phải là chuyện Nga quan tâm”.

Hiện có 17 chiếctàu Ukraine đang do quân Nga ở Crimea kiểm soát, gồm 11 tàu chiến.

Tuyên bố của Tổng thống Nga khiến các quan chức, sĩ quan quân đội Ukraine tức giận, coiđấy là sự sỉ nhục. Bà Iryna Gerashchenko, Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Ukraine, viết Facebook ngày 11.1bày tỏ sự phẫn nộ vềđề nghị của ông Putin: “Chúng tôi sẽ không bán Crimea để lấy tàu chiến, chúng tôi cũng sẽ không đầu hàng và không trao đổi lấy chúng. Putin đã cướp số tàu của chúng tôi. Chúng tôi sẽ thu hồi Crimea, tất cả các tài sản của Ukraine ở đó, gồm cả số tàu chiến. Và thu hồi cả vùng Donbass”.

Ông Putin sẽ tái tranh cử tổng thống Nga (bầu cử ngày 18.3 tới) nênnghị sĩ Ivan Vinnyk thuộc Ủy ban An ninh-quốc phòng thuộc Quốc hội Ukraine nóiđề xuất của ông Putin cốt đểsỉ nhục Ukraine, làm thỏa mãn cử tri Nga.

Ông Oleksiy Melnyk, một cựu phi công Liên Xô và nay là đồng chủ nhiệm chương trình an ninh quốc tế-quan hệ đối ngoại ở tổ chức nghiên cứu Trung tâm Razumkov (tạiKiev) nói đề xuất trả tàu chiến Ukraine của ông Putin là hành động bêu riếu Ukraine.

Chuyên gia quan hệ quốc tế Anton Kuchukhidze (người Ukraine) nói: “Moscow là thế, luôn cứ tỏ ra là người tạo tác hòa bình, nhưng họ không sẵn sàng nói chuyện nghiêm túc về Crimea”.

Andrey Kobzar, một cựu binh 40 tuổi từng chống quân ly khai ở Donbass, nói với Daily Signal: “Nga không muốn tìm một giải pháp hòa bình. Họ đang hưởng lợi trong việccứ duy trì tình trạng căng thẳng và hành động quân sự ở Ukraine. Đề xuất của Putin chỉ là một mưu đồ trắng trợn để hợp thức hóa việc chiếm Crimea. Để thu hồi tàu chiến vàphương tiện quân sựthì phải đàm phán ở cấp nhà nước. Nếu tham gia các cuộc đàm phán này, hóa ra Ukraine tự động thừa nhận Crimea không còn là lãnh thổ của mình”.

Hòa bình giả tạo

Từ sau thỏa thuận ngưng bắn Minsk2 ký hồi tháng 2.2015, cuộc chiến ở Đông Ukraine vẫn diễn ra, quân ly khai và quân Ukraine hằngngày đấu pháo, tổ chức những trận đánh nhỏ lẻ trong cuộc chiến, đã khiến hơn 10.300 người Ukraine chết, 1,7 triệu người phải sơ tán.

Năm 2017, tổng số lần vi phạm thỏa thuận ngưng bắn tăng 25% so với năm 2016, theo các thanh sát viên quốc tế, ghi nhận sự gia tăng bạo lực khiếntrung bình 3 ngày có 1 lính Ukraine chết trận.

Ngày 27.12.2017,quân ly khai và quân đội Ukraine có đợt trao trả hàng trăm tù binh, và đang đàm phán để có thêm đợt trao trả khác vào cuối năm 2018.Trong khi đó,Nga tiếp tục cấp vũ khí, tiền mặt và binh lính cho quân ly khai, theo Daily Signal. Các quan chức Mỹ-Ukraine nói Moscow có quyền chỉ huy-kiểm soát hoạt động của quân ly khai ở Đông Ukraine.

Điện Kremlin vẫn phủ nhận không dính líu đến cuộc nội chiến Ukraine. Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói không có lính Nga ở Donbass, chiến tranh ở Đông Ukraine là nội chiến chứ không phải do Nga đánh chiếm, và Nga không bắn rơi chiếc máy bay dân sự MH-17 của hãng hàng không Malaysia Airlines hồi tháng 7.2014

Nga cũng vừa hoàn thành một chuyến vậntải hàng viện trợ nhân đạo đến chiến tuyến. Đó là chuyến viện trợ thứ 73 của Nga. Theo giới truyền thông nhà nước Nga, đoàn xe bán tải sơn trắng đã chở hơn 400 tấn hàng viện trợ nhân đạo đến vùng chiến tranh, trong đó cólương thực cho trẻ nhỏ. NhưngUkraine và đồng minh phương Tây từ lâu cáo buộcđó là đoàn xe vỏ bọcđể Nga chuyển khí tài quân sự cho quân ly khai.

Tình hình căng thẳng leo thang ngoài ý muốn

Có câuhỏi rằng có nên đưa quân gìn giữ hòa bình LHQ đến vùng chiến sự?

Phía Nga muốn lực lượng LHQchỉ ở quanh vùng chiến sự, trong khi phía Mỹ-Ukraine đòi lực lượng Mũ nồi xanh có toàn quyền kiểm soát khu vực Đông Ukraine, để bảo đảm Nga không đưa lính và vũ khí đến vùng này.

Các sĩ quan Ukraine bác bỏ khả năng đạt được một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột vì nếu quân đội Ukraine mở cuộc tấn công tái chiếm khu vực tranh chấpthì sẽ là một cuộc chiến đẫm máuvà là một thảm họa nhân đạo cho người dân trong khu vực.

Tướng Viktor Muzhenko, Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, nói với trang tin điện tử Ukrainska Pravda: một chiến dịch tái chiếm vùng Donbass sẽ gây ra cái chết cho từ 10.000 đến 12.000 lính Ukraine.Vị tướng cũng nói số dân thường thương vong sẽ cao gấp 4 lần so với sự thiệt hại quân của quân đội Ukraine.

Người dân Ukraine cũng không ủng hộ việc dùng vũ lực tái chiếm Donbass. Theo các thăm dò dư luận, chỉ 18% số người được hỏi ủng hộ phương án này, trong khi 52% đang sẵn sàng chấp nhận một sự nhượng bộ lẫn nhau vì hòa bình.

Dù vậy, Quốc hội Ukraine ngày 18.1 đã thông qua một luật mang nội dung thu hồi các vùng ly khai trở về. Luật này gọi Nga là “quốc gia xâm lược”, quân Nga ở Donbass là “chính quyền Nga chiếm đóng”.Luật cho phép chỉ huy quân đội Ukraine có nhiều quyền tiến hành hoạt động quân sự, cho phép Tổng thống Poroshenko triển khai quân đội mà không cần xin phép Quốc hội Ukraine.

Luật cũng quyđịnh những người Ukraine chiến đấu cho quân Nga ở vùng chiến sự sẽ bị ngành tư pháp Ukraine tuyên án là tội phạm.

Gần đây, Mỹ tăng cường ủng hộ quân sự cho Ukraine. Cuối năm 2017, Tổng thống Donald Trump cho phép bán tên lửa chống tăng Mũi Lao cho Ukraine.

Trung Trực (theo Daily Signal)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ukraine tố việc Nga định trả tàu chiến cho Ukraine là lừa bịp