Trong khuôn khổ các hoạt động thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT-TT đã tổ chức thành Diễn đàn công nghệ mở (Vietnam Open Summit) với khẩu hiệu hành động phát triển và làm chủ công nghệ số.

Ứng dụng công nghệ mở góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Thu Anh | 18/11/2020, 20:35

Trong khuôn khổ các hoạt động thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT-TT đã tổ chức thành Diễn đàn công nghệ mở (Vietnam Open Summit) với khẩu hiệu hành động phát triển và làm chủ công nghệ số.

Ngày 3.6.2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành quốc gia số vào năm 2030. Và năm 2020 được coi là điểm khởi đầu cho Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, khởi động cho một giai đoạn mới đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội.

Trong khuôn khổ các hoạt động thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT-TT thực hiện sáng kiến mở (Open) để phát triển và làm chủ công nghệ số. Sáng kiến được tổ chức thành Diễn đàn công nghệ mở (Vietnam Open Summit) với khẩu hiệu hành động Phát triển và làm chủ công nghệ số.

screenshot-1-.png
Sự kiện được diễn ra tại Hà Nội - Ảnh: BTC

Tại diễn đàn với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia” diễn ra chiều 18.11 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh công nghệ mở ngày nay không còn chỉ là mã nguồn mở, mà còn là kiến trúc mở và chuẩn mở, đi cùng công nghệ mở sẽ là văn hóa mở.

"Tất cả chúng ta cùng đóng góp phát triển công nghệ, cùng chia sẻ sử dụng công nghệ. Công nghệ mở được hiểu là mọi người được tự do truy cập, sử dụng, phân phối, chia sẻ công nghệ nhằm làm chủ phát triển sản phẩm, giảm chi phí, huy động cộng đồng...", Bộ trưởng chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Hồng Quang (Chủ tịch CLB Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam), những ưu điểm của công nghệ mở phải kể đến việc dễ tiếp cận, tính linh hoạt cao khi tiêu chuẩn mở giúp giảm sự phụ thuộc vào công cụ hoặc nền tảng. Các công nghệ mở có xu hướng hoạt động tốt hơn với nhau. Đặc biệt, công nghệ mở giúp giảm thiểu rủi ro bảo mật, tăng tính khả chuyển.

screenshot-2-.png
Ông Nguyễn Hồng Quang chia sẻ tại diễn đàn 

Tại Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Quang cho rằng nước ta vốn không có truyền thống phát triển công nghệ khi kinh tế vừa thoát nghèo, dân trí nói chung còn ở mức thấp, KH-CN vẫn ở trình độ thấp, rất ít bằng sáng chế công nghệ. Vì vậy, ứng dụng công nghệ mở sẽ là con đường duy nhất của Việt Nam để làm chủ công nghệ.

Theo đó, đại diện CLB Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam cho rằng cần phân loại công nghệ mở cần thiết cho từng lĩnh vực, chú trọng ứng dụng công nghệ mở cho giáo dục; rà soát, cập nhật hệ thống Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia để theo kịp các chuẩn mở của thế giới. Nhanh chóng đưa ra tiêu chí và triển khai phân loại các nguồn dữ liệu, công bố minh bạch các nguồn dữ liệu mở để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác…

Thông qua diễn đàn, nhiều bài toán thúc đẩy chuyển đổi số được các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đưa ra, thảo luận cùng nhau thống nhất chương trình hành động cho năm tới. Đại diện Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) đã tuyên bố Chương trình hành động năm 2021 của Diễn đàn công nghệ mở Việt Nam. Đây chính là cam kết của cộng đồng mở Việt Nam cùng chung tay phát triển và làm chủ công nghệ số, góp phần thúc đẩy Chuyển đổi số quốc gia.

Bài liên quan
Hướng tới đào tạo được 1.000 chuyên gia chuyển đổi số vào năm 2025
Mục tiêu đến năm 2025, đào tạo được 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn để làm lực lượng nòng cốt chuyển đổi số trên toàn quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng công nghệ mở góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia