Sau khi Nga tuyên bố là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vắc-xin ngừa COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh bất kỳ chứng nhận nào của tổ chức này đối với vắc-xin này cũng sẽ đòi hỏi quy trình đánh giá khắt khe về dữ liệu an toàn.

Vắc-xin COVID-19 của Nga: WHO chưa chứng nhận, châu Âu bày tỏ nghi ngờ

12/08/2020, 11:25

Sau khi Nga tuyên bố là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vắc-xin ngừa COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh bất kỳ chứng nhận nào của tổ chức này đối với vắc-xin này cũng sẽ đòi hỏi quy trình đánh giá khắt khe về dữ liệu an toàn.

Vắc-xin mới được cấp phép của Nga

Phát biểu với báo giới tại Geneva, Thụy Sĩ, người phát ngôn của WHO Tarik Jasarevic cho biết tổ chức này đang liên lạc chặt chẽ với giới chức y tế Nga. Các cuộc thảo luận đang tập trung vào khả năng WHO thông qua chất lượng vắc-xin.

Người phát ngôn nhấn mạnh quá trình này đòi hỏi việc xem xét và đánh giá nghiêm ngặt tất cả dữ liệu an toàn và hiệu quả.

Quan chức này cho hay dù WHO lạc quan trước tốc độ nghiên cứu vắc-xin trên toàn thế giới song việc đẩy nhanh tốc độ không đồng nghĩa với việc giảm bớt độ an toàn.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar cho rằng vấn đề không phải là ở chỗ có vắc-xin đầu tiên mà là phải có một loại vắc-xin an toàn.

Theo Bộ trưởng Y tế Mỹ, cần có dữ liệu minh bạch và dữ liệu này phải được đưa ra từ giai đoạn với 3 thử nghiệm lâm sàng để cho thấy một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả.

Ông Azaz cho biết Tổng thống Mỹ đang chỉ đạo chương trình “Warp Speed” - sáng kiến giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất vắc-xin với 6 loại đang được phát triển, đồng thời cho rằng có thể có hàng chục triệu liều vắc-xin đạt tiêu chuẩn vàng của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vào tháng 12 và hàng trăm triệu liều vào năm 2021.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Y tế Đức cho rằng vẫn chưa có dữ liệu về chất lượng, hiệu quả và độ an toàn của vắc-xin ngừa COVID-19 mà Nga điều chế và vừa được đăng ký lưu hành.

Bộ Y tế Đức nhấn mạnh trước khi sử dụng vắc-xin, cần chứng minh sự tích cực của lợi ích trước nguy cơ.

Cơ quan này lưu ý rằng vắc-xin của Nga vẫn chưa vượt qua nghiên cứu giai đoạn 3, vì vậy Berlin không đàm phán để cùng phát triển vắc-xin với Moscow.

Trong khi đó, các nước tại Mỹ Latin, Trung Đông và châu Á đều tỏ ra rất quan tâm tới vắc-xin này và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đang hoàn tất một số hợp đồng đặt mua. Người đứng đầu RDIF Kirill Dmitriev cho biết cùng với các đối tác nước ngoài, Nga đang chuẩn bị sản xuất hơn 500 triệu liều vắc-xin/năm tại 5 quốc gia, hướng tới việc tăng cường năng lực sản xuất hơn nữa.

Thông cáo báo chí của Bộ Y tế Liên bang Nga cho biết Bộ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký số LP-006395 cho vắc-xin phòng ngừa COVID-19 Gam-COVID-Vac, do Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật mang tên Viện sỹ N.F. Gamaley trực thuộc Bộ Y tế Nga phát triển.

Thông cáo báo chí khẳng định kết quả thử nghiệm đã cho thấy vắc-xin phát huy hiệu quả, có độ an toàn cao và khả năng miễn dịch kéo dài đến 2 năm. Tất cả các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đều tự phát triển được kháng thể kháng COVID-19 ở mức cao, trong khi không có trường hợp nào bị biến chứng nặng do tiêm chủng.

Việc bào chế loại vắc-xin này sẽ được thực hiện tại 2 cơ sở ở Nga gồm Viện Gamaleya và Công ty Binnopharm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko đã thông báo về việc cấp đăng ký vắc-xin COVID-19 tại cuộc họp chính phủ do Tổng thống Vladimir Putin chủ trì. Chính Tổng thống Putin cũng xác nhận con gái ông đã được tiêm loại vắc-xin mới này.

Bộ Y tế Nga cho biết, Gam-COVID-Vac là loại vắc-xin vector 2 thành phần dựa trên loại virus adeno có nguồn gốc ở người. vắc-xin đã trải qua tất cả các thử nghiệm cần thiết về an toàn và hiệu quả trên một số loài động vật (động vật gặm nhấm và linh trưởng), sau đó đã được thử nghiệm trên 2 nhóm tình nguyện viên (mỗi nhóm 38 người).

Cơ quan Y tế Nga khẳng định vắc-xin Gam-COVID-Vac không chứa các thành phần của virus SARS-CoV-2, đồng thời sơ đồ tiêm 2 lần cho phép hình thành khả năng miễn dịch lâu dài. Theo Bộ trên, kinh nghiệm sử dụng vắc-xin vector (với sơ đồ dùng 2 lần) cho thấy khả năng miễn dịch kéo dài đến 2 năm.

vắc-xin mới do Viện Gamaleya phát triển đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ nước ngoài và đã nhận được các đơn đăng ký đặt mua hơn 1 tỷ liều từ 20 quốc gia. Nga cũng đã đặt tên vắc-xin là Sputnik-V, lấy theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được Liên Xô phóng lên quỹ đạo vào năm 1957.

PV/theo VGP

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc-xin COVID-19 của Nga: WHO chưa chứng nhận, châu Âu bày tỏ nghi ngờ