Theo tạp chí Cell, các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale ( Mỹ) đã phát hiện ra rằng những thay đổi trong kích thước của ty lạp thể (mitochondria - “các nhà máy sản xuất năng lượng” của tế bào) ở các tế bào não ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu.
Duy trì nồng độ đường trong máu ở mức bình thường là rất quan trọng đối với các bệnh nhân tiểu đường thể 1 và thể 2 khi nồng độ đường trong máu cao hoặc thấp đều có thể gây nguy hiểm.
Các chuyên gia nghiên cứu ở chuột, một protein ty thể cụ thể có tên DRP1. Loại protein này không có hoặc hiện diện với số lượng khác nhau trong các tế bào não đảm trách việc theo dõi lượng đường trong máu.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng kích thước và hình dạng của ty thể thay đổi dưới ảnh hưởng của protein DRP1 tùy thuộc vào việc con chuột đang đói hay no.
Các tế bào thần kinh với trường hợp hoạt tính thấp của protein DRP1 thì tỏ ra nhạy cảm hơn với những thay đổi về nồng độ đường trong máu. Một số tế bào thần kinh kích hoạt phản ứng chống lại sự điều tiết liên quan đến hạ đường huyết. Khi lượng đường ở mức độ thấp, bộ não gửi tín hiệu đến các cơ quan khác nhau để bắt đầu sản xuất nhiều đường hơn.
Theo các nhà khoa học, một trục trặc trong hoạt động của cơ chế này có thể dẫn đến rối loạn điều tiết liên quan đến hạ đường huyết.
Giáo sư Sabrina Diano, tác giả chính của công trình nghiên cứu cho biêt phát hiện mới này làm tăng thêm sự hiểu biết về cách cơ thể giữ lượng đường trong máu trong một phạm vi an toàn và những thay đổi cơ chế này có thể là rất quan trọng cho sự phát triển các liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường.
Vũ Trung Hương