"Ranh giới" tác phẩm của nghệ sĩ Trần Nữ Yên Khê trở thành tác phẩm nghệ thuật đương đại đầu tiên của Đông Nam Á được Bảo tàng Guimet của Pháp mua lại.
Trong những ngày gần đây, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về việc tác phẩm Ranh giới (Borderline) của nữ nghệ sĩ Trần Nữ Yên Khê có mặt trong bộ sưu tập của Bảo tàng Guimet (Paris, Pháp).
Tuy nhiên trên thực tế từ tháng 10.2018, một hội đồng gồm 15 giám đốc bảo tàng và nhà giám tuyển đã quyết định đưa tác phẩm Borderlinecủa nữ nghệ sĩ Trần Nữ Yên Khê vào BST của bảo tàng quốc gia Pháp. Mãi đếntháng 4.2019, sự kiện này mới chính thức được công báo chính thức trên các phương tiện truyền thông. Và cho đến những ngày gần đây tác phẩm đã được hàng loạt tờ báo lớn nhưAFP (AFP BB Japan), AAP, Yonhap, Kyodo News, Naver, Nate, Sina... và báo chí Việt Nam dành nhiều lời ca ngợi.
“Borderline” được Hanoia thực hiện bằng sơn mài theo thiết kế của Yên Khê
Ranh giớilà tác phẩmnghệ thuật sơn mài ra đời từsự hợp tác giữa Hanoia nghệ sĩ Trần Nữ Yên Khê trong một dự án nghệ thuật từ năm 2017. Từbản vẽ tay phác thảo ban đầu của Yên Khê,nhóm thiết kế Hanoia đã bỏ công nghiên cứu để hiện thực hóa ý tưởng này bằng hình ảnh 3D. Rồi khi hình ảnh 3D này đáp ứng hoàn toàn mong muốn của Yên Khê, nó được in ra trên giấy bằng kích thước thật và gửi sang Paris để nghệ sĩ tỉ mẩn vẽ tay từng họa tiết hoa. Rồi cuộn giấy đó lại được gửi về Hà Nội để các nghệ nhân Hanoia chép và lắp ghép từng chi tiết hoa lên trên hình khối thật. Qua nhiều công đoạn phức tạp và tỉ mỹcuối cùng tác phẩm Ranh giớira đời.
Những chi tiết bằng dây thép gai trên tác phẩm“Borderline”
Theo chia sẻcủa đạo diễn Trần Anh Hùng (chồng của nghệ sĩ Yên Khê) Borderline là một tác phẩm Yên Khê thiết kế trong khuôn khổ của một cuộc bán đấu giá do Christie’s tổ chức. Quan tâm đến nghệ thuật và design đương đại của châu Á, Christie’s đã 3 lần tổ chức những cuộc bán đấu giá tại Thượng Hải. Christie’s đã chọn Yên Khê cùng với 15 designer người châu Á, và mỗi người trong số họ thiết kế một tác phẩm cho cuộc đấu giá tổ chức tại London ngày 18.10.2017.
BàBénédicte Colpin (nhà sáng lập Lightboard – Paris) chính là cầu nối liên kết giữa Yên Khê, Christie’s và Hanoia để thực hiện dự án này. Không chỉ dừng ở đó, Bénédicte cũng chính là người giới thiệu Borderlinecho viện bảo tàng Guimet. Ngay khi nhìn thấy Borderline, Musée Guimet lập tức muốn có tác phẩm này trong BST của viện bảo tàng.
Những chi tiết bằng dây thép gai trên tác phẩm“Borderline”
“Để nói lên sự cân bằng mong manh của thế giới liên quan đến vấn đề di dân, Yên Khê đã tạo ra “Ranh giới” theo cách tương phản và đối lập như một hình nón đảo ngược. Đây là một kiến trúc căng thẳng, có nguy cơ bị phá vỡ. Hình nón là biểu hiện của nón lá. Chiếc nón truyền thống ở đây được tái hiện như một vật thể hiện đại... Với Borderline nghệ sĩ Yên Khê muốn nêu lên những vấn đề về biên giới, lãnh thổ, di dân, những giới hạn về địa lý, tìm hiểu căn nguyên của những thực trạng đớn đau đang làm rung chuyển thế giới hiện nay, như việc di dân hàng loạt ở Afghanistan, ở Syria, ở vùng Địa Trung Hải và gần đây nhất là bi kịch của hàng triệu người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar...", đạo diễn Trần Anh Hùng chia sẻ.
Trần Nữ Yên Khê tại Bảo tàngGuimet- Ảnh: Cao Trung Hiếu
Ranh giới của nghệ sĩ Trần Nữ Yên Khê là một hình hoa lan tỏa tự nhiên với tất cả các đường cong hài hòa và gợi cảm. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn, chúng ta sẽ nhận thấy các đường vân ấy được làm bằng dây thép gai trườn mình hung bạo, tượng trưng cho đường biên giới bất khả xâm phạm. Những dây thép gai này bảo vệ một số người nhưng cũng cự tuyệt một số khác.
Trong những năm còn đang học về lịch sử mỹ thuật, Yên Khê thường đến viện bảo tàng Guimet vì bản thân theo đuổi ngành mỹ thuật châu Á và Guimet được coi là bảo tàng về nghệ thuật châu Á lớn nhất không chỉ ở Paris, mà còn ở châu Âu.
Ngoài việc đến xem và học hỏi từ những tác phẩm trường tồn qua bao thế kỷ, cô cũng rất thân thuộc với thư viện bên trong của bảo tàng.
Cơ hội trở lại bảo tàng Guimet thông qua việc “Borderline” được đưa vào sưu tập của bảo tàng là sự thú vị lớn đối với Yên Khê, vì cô lại được ngắm nhìn những tác phẩm mà mình đã yêu thích từ lâu.
Nhưng bất ngờ là những tác phẩm cô thích trước đây lại không tạo được nhiều cảm xúc như dự đoán khi nhìn lại, mà có những tác phẩm làm cô xúc động hơn. Cảm xúc thẩm mỹ luôn tương đối ở một giai đoạn trong cuộc đời của mỗi người. Có bốn bức tượng, không có đầu và không có tay, đã tạo ấn tượng sâu sắc mà Yên Khê sẽ trình bày cùng độc giả.
Trần Anh Hùng
Trần Nữ Yên Khêlà một nữ nghệ sĩ ngườiPháp gốcViệt, cô sinh năm1968, tạiAnxiuan (Pháp) quê ngoại tại Đà Nẵng Việt Nam. Cô cũng làvợ của đạo diễn người Pháp gốc ViệtTrần Anh Hùng.
Khán giả Việt Nam biết đến Trần Nữ Yên Khê qua những bộ phimNgười thiếu phụ Nam Xương(1987), Hòn vọng phu(1991),Mùi đu đủ xanh - L'Odeur de la papaye verte- The Scent of Green Papaya((1993),Xích lô - Cyclo (1995)Mùa hè chiều thẳng đứng - A la verticale de l'étéVertical Ray of the Sun (2000), Vợ ba (2018).
Ngoài vai trò là diễn viên Trần Nữ Yên Khê con là nhà thiết kế phim nổi tiếng, một nghệ sĩ tạo hình.