Nhiều người xem lá đơn của anh Hồ Văn Vệ (31 tuổi, ngụ xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) viết đơn gửi công an xã xin được đánh nhau với những kẻ đã gây thương tích cho mình như một sự kiện “độc đáo”, vô tiền khoáng hậu. 

Vì sao anh xe ôm phải viết đơn gửi công an xin được đánh lộn?

08/10/2014, 07:11

Nhiều người xem lá đơn của anh Hồ Văn Vệ (31 tuổi, ngụ xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) viết đơn gửi công an xã xin được đánh nhau với những kẻ đã gây thương tích cho mình như một sự kiện “độc đáo”, vô tiền khoáng hậu. 

>>Vụ gửi đơn xin được đánh lộn: Phải chờ… họp liên ngành
>>Chuyển hồ sơ vụ gửi đơn cho công an xin được đánh lộn
>>Viết thư đề nghị công an điều tra cho kỹ dùm tôi rồi tự tử
Theo anh Vệ, sở dĩ anh viết lá đơn trên vì anh yêu cầu công an xử lý vụ việc anh bị đánh nhưng chờ nửa năm mà không thấy động thái gì nên muốn “xử” theo “luật riêng”.

Theo đơn của anh Vệ, đêm 5.3, anh thấy chiếc ôtô Camry biển số 61L-3376 lưu thông gần khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Thấy trên xe đông người, anh đưa tay vẫy, sau đó dừng xe gắn máy trước đầu xe Camry, hỏi xem có ai qua cửa khẩu chơi hay không.

Bất ngờ, chủ xe là ông Trần Văn Hai cùng ông Bùi Văn An lao xuống đánh anh tới tấp. Cha dượng của ông Hai là ông Lê Văn Nguyên (68 tuổi) trong nhà cũng chạy ra cầm cây sắt đánh anh Vệ. Đến lúc anh Vệ ngã quỵ, 2 người dân (anh Phạm Hồng Hà và Nguyễn Minh Tấn) chạy tới can ngăn thì anh Tấn bị ông An cầm gậy quật vào đầu.

Theo hồ sơ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Vệ bị chấn thương đầu, tụ máu vùng chẩm, chảy máu tai trái, tụ dịch xoang hàm trái. Anh Vệ cho biết, chi phí điều trị gần 24 triệu đồng anh phải vay mượn khắp nơi, đến nay vẫn không trả nổi. Trong khi đó, những người đánh anh vẫn ung dung vì họ cho rằng do anh chặn đầu xe nên họ có quyền đánh.

Qua sự việc trên cho thấy, có một logic nguy hiểm: Khi pháp luật và người thực thi pháp luật không bảo đảm được tính kịp thời, công minh và công bằng, thì con người có xu hướng được cho mình quyền thay pháp luật thực thi công lý. Tất nhiên, đó là một thứ công lý đầy hằn học, méo mó và có nguy cơ dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ càng, nó chỉ là một phản ứng tâm lý bình thường của bất kỳ cá nhân nào. Anh Vệ bị đánh gây thương tích nặng phải điều trị qua nhiều bệnh viện. Thiệt hại về thể xác lẫn tinh thần là rất lớn. Thế nhưng, 6 tháng anh miệt mài kêu cứu, không một cơ quan nào “trả lời trả vốn”.
Để đến mức, anh phải viết đơn xin đánh nhau với kẻ gây thương tích cho mình, tức là anh không còn có thể chờ đợi, hy vọng vào sự công minh của luật pháp được nữa.

Cần đặt ra câu hỏi: Tại sao anh Vệ không hành động sau ngay sau khi bình phục sức khỏe mà phải chờ làm đơn xin đánh nhau? Nó cho thấy rằng anh đã từng tin tưởng vào luật pháp sẽ xứ lý kịp thời, công minh. Đã từng tin tưởng vào những người thực thi luật pháp. Cho đến khi niềm tin ấy bị mai một rồi dập tắt.

Đáng buồn, người dập tắt niềm tin ấy, chính là những người đang nhân danh pháp luật, thực thi pháp luật. Một vụ ẩu đả gây thương tích nghiêm trọng như vậy, xảy ra ở một xã, không thể nói là không biết.
Nên nhớ, chúng ta đang có một lực lượng đông đảo công an viên từ cấp huyện đến cơ sở. Kể cả công an cấp xã, ngoài biên chế cho trưởng và phó, có cả lực lượng công an viên thôn, ấp được hưởng trợ cấp để hoạt động. Một việc “động trời” như vậy mà không nắm cũng tương tự như việc con voi chui tọt lỗ kim.
Cái đáng bàn hơn, sau khi nhận đơn kêu cứu của anh Vệ, nhiều tháng trời không có một động thái cho thấy hệ thống ấy đã vào cuộc điều tra làm rõ. Thậm chí, không phản hồi cho đương sự.
Nó cho thấy một tâm thế lãnh đạm, bàng quan với thiên chức, kiểu làm cũng được không làm cũng được. Vô cảm trước thiên chức, cũng là một hành vi không tôn trọng pháp luật. Mà người thực thi pháp luật lại không thượng tôn pháp luật, thì không thể mong chờ ở một anh xe ôm bị đánh gây thương tích một ý thức tương tự.
Nhưng có lẽ đây không phải là vụ duy nhất, khi mà thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp yêu cầu chính đáng của người dân không được giải quyết, bị phớt lờ hoặc giải quyết thiếu công bằng, công minh. Từng có một phiên tòa ở TP.Cần Thơ, xử một vụ cố ý gây thương tích. Bị hại khi được HĐXX hỏi nguyện vọng, mặt lạnh tanh trả lời: “Tôi chỉ mong tòa xử nhẹ cho bị cáo. Để bị cáo sớm ra tù. Tôi được sớm gặp bị cáo để trả thù”.
Pháp luật khó có thể bảo đảm tính nghiêm minh nếu không có những người thực thi minh bạch, mẫn cán. Và khi con người không còn thượng tôn pháp luật, hậu quả của nó không chỉ gói gọn trong một sự việc nhỏ lẻ mà gây hiệu ứng tiêu cực khôn lường lan rộng cho cộng đồng.
Vi sao anh xe om phai viet don gui cong an xin duoc danh lon?
Đơn xin đánh lộn của anh Vệ.
Bình luận về sự kiện trên, luật sư Trần Quang Thắng ở Công ty luật Quốc Tế và Cộng Sự phân tích: Căn cứ vào trình bày của anh Vệ ở trong đơn, có thể nhận thấy đây rõ ràng dấu hiệu hình sự của một vụ "cố ý gây thương tích". Với việc sử dụng hung khí nguy hiểm, có thể khởi tố ngay mà không cần kết quả giám định thương tích.
Lẽ ra, ngay khi nhận được đơn, công an xã phải triệu tập các bên lấy lời khai, lập hồ sơ chuyển lên công an huyện làm rõ. Cơ quan CSĐT công an huyện Đức Huệ là đơn vị thụ lý hồ sơ, tổ chức điều tra, giám định thương tật của bị hại.
"Đối với vụ án này, cơ quan điều tra đã có dấu hiệu vi phạm quy định thời hạn điều tra (2 tháng đối với vụ việc không nghiêm trọng và 3 tháng đối với vụ việc nghiêm trọng)", luật sư Thắng nói.
Kiến Giang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao anh xe ôm phải viết đơn gửi công an xin được đánh lộn?