1 tài công tàu đánh bắt xa bờ đã dành cho phóng viên báo điện tử Một Thế Giới cuộc trao đổi, giải thích vì sao các tàu cá và ngư dân ở huyện Ba Tri (Bến Tre) liên tục bị hải quân Thái Lan bắt giữ?

Vì sao các tàu cá Ba Tri liên tục bị Thái Lan bắt giữ?

Dương Thanh Huy | 18/07/2016, 08:27

1 tài công tàu đánh bắt xa bờ đã dành cho phóng viên báo điện tử Một Thế Giới cuộc trao đổi, giải thích vì sao các tàu cá và ngư dân ở huyện Ba Tri (Bến Tre) liên tục bị hải quân Thái Lan bắt giữ?

Như Một Thế Giới đã thông tin, ngày 8.7, hải quân Thái Lan đã nổ súng vào 3 tàu cá Việt Nam đang đánh bắt trái phép trên vùng biển Thái Lan, làm chìm 1 tàu. Trên 3 tàu này có 18 ngư dân (1 ngư dân bị mất tích,sau đó đã trốn thoát về Việt Nam, 17 ngư dân còn lại đều bị hải quân Thái Lan bắt giữ).

Theo tài công V.V.B., đang tạm trú tại xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, ngư trường của nước ta đang cạn kiệt dần các nguồn lợi hải sản. Do vậy, ngày càng có nhiều tàu đánh bắt hướng ra những ngư trường xa. Và như vậy việc xâm phạm lãnh hải của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia… là không thể tránh khỏi.

Ngư trường của Việt Nam khan hiếm cá tôm, lại chết hàng loạt trong thời gian gần đây do bị ô nhiễm, trong khi đó số phương tiện đánh bắt xa bờ của các tỉnhphát triển gia tăng… nên để bảo đảm thu nhập, ngư dân đành chấp nhận giải pháp nguy hiểm là“đánh bắt cá lén” trên vùng biển nước nước bạn.

PV: Lâu nay chỉ nghe thông tin ngư dân một số xã như An Hòa Tây, An Thủy… (Ba Tri) bị cơ quan chức năng Thái Lan truy bắt và giam giữ, không nghe các địa phương thuộc làng biển Bình Đại bị vướng, anh có thể cho biết nguyên nhân vì sao?

Tài công V.V.B.: Sở dĩ phía huyện Ba Tringư dân vướng nhiều vì đa số tàu đi biển của họ đã xuống cấp, phương tiện nhỏ trị giá mỗi chiếc cũng chỉ khoảng 3-4 tỉđồng. Phần nhiều là phương tiện cũ mua lại và sửa chữanên các tài công và thuyền viên, thậm chí có cả chủ tàu cầm lái mớidám làm liều như vậy.

Dẫu biết rằng việc xâm hại ngư trường để đánh bắt hải sản là vi phạm pháp luật, nếu bị bắt chắc chắn sẽ mất toàn bộ tài sản hàng tỉđồng,nhưng mọi người vẫn làm vì sản lượng, thu nhập sẽ cao gấp 2-3 lần so với đánh bắt trong nước.

Gia đìnhcác ngư dân Ba Tri bị bắtgiữ ở Thái Lan đau đáu mong chờ

Còn tại huyện Bình Đại, nơi tui đang làm thuê cho các chủ tàu, họ tuyệt đối cấm tài công và ngư dân đánh bắt trộm bên vùng lãnh hải các nước lân cận. Các chủ tàu ở đây đầu tư nhiều vốn đóng phương tiện đánh bắt mới, giá trị khoảng7-8 tỉđồng/chiếc (khoảng 15 tỉđồng/1 cặp tàu), nếu vi phạm đánh cátrộm bị bắtthì sẽ mấttoàn bộ cơ nghiệp.

Nhưng các ngư dân cho rằng đi đánh bắt ở những ngư trường xa mới có ăn, vì tỉ lệ ăn chia 6-4 (sau khi trừ chi phí, chủ tàu hưởng 6 phần lãi, ngư dân chỉ được 4 phần). Nếu sản lượng thấp, thu nhập sẽ rất bèo bọt?

Đúng vậy, trung bình mỗi chuyến tàu tính từ lúc ra khơi đến khi vào bờthường kéo dài không dưới 3 tháng. Nếu thất bát mỗi ngư dân chỉ thu nhập đượcvài ba chục triệu đồng. Chia đều ra từng tháng thìkhoảng 8-10 triệu đồng/tháng. Nghề biển rất cực khổlại tiềm ẩn nhiều hiểm nguy bất trắc nhưng với thu nhập như vậy thì không có dư…

Tui được biết có nhiều tàu đánh bắt xâm phạm lãnh hãi của nước bạn nhưMalaysia, Indonesia...có chuyến mang về hơn 2 tỉđồng, các ngư dân có khoản chia lợi nhuận rủng rỉnh hơn. Từ đó họ bất chấp, quyết bỏ xa ngư trường của mình để đi đánh bắttrộm.

Được biết trong số ngư dân bị phía Thái Lan bắt giữ gần đây còn có ngư dân của vùng Cà Mau, Sóc Trăng?

Họ chỉ là bạn tàu và thường đi theo tàu của các chủ tàu ở huyện Ba Tri. Tàu cá Bến Tre hay chọn đậu ở vùng Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Bạn dịch vụ (thuyền viên) quê ở các tỉnh này cũng hay đi làm thuê cho các tàu cá ở Bến Tre…

Cần nói thêm, một khi tàu cá và ngư dân đã bị bắt giữ thì bản thân ai tự nấy lo. Ngư dân vướng vòng tù tội muốn tự do, gia đình phải bỏ tiền túi ra để chuộc thân. Các chủ tàu đã mất của tiền tỉnênhọ chẳng bao giờ chịutrách nhiệm vớinhững người đi làm thuê như mình đâu.

Qua sự việc trên, tui nghĩ các tài công và thuyền viên nên chấp hành pháp luật, không nên đi đánh cá trộm, bởi hậu quả mình sẽ phải gánh chịu.

Xin cảm ơnanh!

Minh Phương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao các tàu cá Ba Tri liên tục bị Thái Lan bắt giữ?