Theo luật sư Trần Minh Hùng, việc không xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex liên quan đến việc vỡ ống nước sông Đà là bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt đồng phạm và tạo nên dư luận xấu về việc này, một vụ việc mà dư luận đã bức xúc từ lâu.
Vừa qua, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án "vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu VN (Vinaconex)", đồng thời chuyển hồ sơ tới Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 9 bị can.
Các bị can gồm: Hoàng ThếTrung,nguyên Giám đốc vàNguyễn Văn Khải, nguyên Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội (Ban QLDA); Trương Trần Hiển (nguyên Trưởng phòng Vật tư thiết bị, Ban QLDA); Trần Cao Bằngnguyên Giám đốc và Vũ Thanh Hải, nguyên Phó giám đốc Côngty cổ phần Ống sợi thủytinh Vinaconex; ĐỗĐình Trì(nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát của Côngty cổ phần Nước và môi trường Việt Nam - Bộ Xây dựng (Viwase); Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Bùi Minh Quân (nguyên cán bộ Viwase).
Tuy nhiên, cơ quan tố tụng xác định, trong quá trình điều tra những người này khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thântốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng. Mặt khác kết quả điều tra không xác định được động cơ vụ lợi nên liên ngành tư pháp Trung ương thấy rằngkhông cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng (Công ty Luật Gia đình) cho biếtđể được miễn trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, cụ thể tại điều 25 Bộ luật Hình sự. Còn việc cơ quan tố tụng xác địnhông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân, nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cùng 3 thành viên HĐQT có dấu hiệu tội phạm nhưng khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu nên không xem xét trách nhiệm hình sựlà không có cơ sở.
Lý giải cho điều này, luật sư Trần Minh Hùng cho biếtnhững khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu chỉ là yếu tố được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà thôi, còn việc người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm phải được diễn ra trước khi hành vi phạm tội được phát giác. Còn ở đây những hành vi phạm tội đã được khởi tố thì dù có thành khẩn cũng được không áp dụng theo quy định trên, tức không được miễn trách nhiệm hình sự.
Ông Hùng cho hay, theo quy định của bộ luật thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, khi người thực hiện hành vi phạm tội mà cơ quan chức năng xác định có dấu hiệu tội phạm thì phải tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định pháp luật.Căn cứ theo tội "vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 229 Bộ luật Hình sự thì những người nêu trên đã có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo điều luật này.
“Những hành vi của người vi phạm, theo tôi là đã gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội vì những thiệt hại về vật chất mà xã hội và người dân Hà Nội phải gánh chịu trong những năm qua doviệc vỡ ống nước liên tục” – ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, nếu việc điều tra, truy tố, xét xử mà không xử lý hình sự những người nêu trên thì gây ra sựbất bình đẳng đối vớinhững người vi phạm khác mà Bộ luật Hình sự đã quy định. Quan trọng hơn, việc làm này của cơ quan tố tụng có thể bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt đồng phạm và tạo nên dư luận xấu về vụviệc này, một vụ việc mà dư luận vốn đã bức xúc từ lâu.
Ngoài ra, ông Hùng cũng cho rằngcần xem xét, điều tra cụ thể việc không truy cứu trách nhiệm hình sự những người nêu trên có dấu hiệu bao che tội phạm hay không. Điều này tạo niềm tin cho dân chúng,đồng thời tạo nên sự nghiêm minh của pháp luật.
Đồng tình với nhận định này, luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO cho rằngviệc không xử lý hình sự đối với các cựu lãnh đạo của Vinaconex là không hợp lý. Những lý do mà cơ quan tố tụng đưa ra như trên thì chỉ nên là các tình tiết giảm nhẹ khi ra tòa.
Lên tiếng về việc này, nhiều luật sư như Phạm Cộng Út, Đặng Văn Cường… cũng không đồng tình với việc miễn xử lý hình sự đối với các bị can trên. Lý do vì luật đã quy định rõ, hành vi nguy hiểm cho xã hội thì sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, những lý do khác chỉ là tình tiết giảm nhẹ.
Trước đó, Viện Kiểm sát nhân sân tối cao đã ra cáo trạng truy tố 9 bịcan.Theo cáo trạng, dự án nước sạch sôngĐà – Hà Nội do Tổng côngty Vinaconex làm chủ đầu tư, được xây dựng từ năm 2004, đến năm 2009 được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tổng mức đầu tư dự án là 1.450 tỉ đồng.
Trong quá trình vận hành khai thác, tuyến ống liên tục xảy sự cố. Từ tháng 2.2012 đến tháng 9.2015 đã bị vỡ 14 lần với số lượng 18 cây ống composite cốt sợi thủytinh bị phá hủykhiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13,4 tỉ đồng để sửa chữa, khắc phục sự cố.
Việc tuyến ống liên tục bị vỡ đã buộc doanh nghiệp khai thác phải dừng cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân thủ đô trong 343 giờ, với lượng nước ngừng cấp là hơn 1,5 triệu mét khốinước, làm ảnh hưởng nghiêm trọngđến cuộc sống sinh hoạt của 177.000hộ dân Hà Nội.
Theo như kết quả giám định của Bộ Xây dựng,nguyên nhân gây ra sự cố do chất lượng ống cốt sợi thủytinh không đảm bảo yêu cầu thiết kế, độ bền không đạt 50 năm như yêu cầu của dự án. Để xảy ra sự cốtrên, 9 bị can phải chịu trách nhiệm vì đã vi phạm các quy định, quy trình sản xuất ống, thi công lắp đặt và giám sát nghiệm thu dự án.
Trí Lâm