Giới đầu tư vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi chỉ trong vòng chưa đầy ngày, giá vàng miếng đã "bốc hơi" hơn 5 triệu đồng/lượng, sau đó về mốc 62 triệu đồng/lượng.

Vì sao giá vàng 'bốc hơi' nhanh và mạnh?

Tuyết Nhung | 19/07/2022, 16:39

Giới đầu tư vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi chỉ trong vòng chưa đầy ngày, giá vàng miếng đã "bốc hơi" hơn 5 triệu đồng/lượng, sau đó về mốc 62 triệu đồng/lượng.

Hôm nay 19.7, giá vàng miếng SJC có thời điểm giảm còn 60 triệu đồng/lượng nhưng sau đó đã bật trở lại mức 62,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và quanh mốc 64 - 65 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Chênh lệch giá mua - bán khoảng 2 triệu đồng/lượng, gấp 3 lần so với thời điểm bình thường.

Trong khi đó, giá vàng thế giới hiện đang ở mức 1.708,3 USD/ounce, quy đổi theo tỷ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 48,48 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng trong nước đang đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 14 - 16 triệu đồng/lượng.

Nhiều ý kiến cho rằng giá vàng miếng SJC trong nước hiện đang chịu tác động từ những tin đồn trên như tin thanh tra công ty vàng, tin đồn Ngân hàng Nhà nước cho nhập vàng can thiệp và khả năng xóa độc quyền vàng miếng SJC. Điều này nếu thành sự thật thì giá vàng miếng sẽ giảm rất mạnh.

Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng diễn biến giá vàng thời gian qua chịu tác động từ thị trường thế giới. Đồng USD đang tăng mạnh do Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất và Euro quá yếu kể từ 2022. Vì vậy, giá vàng SJC có giảm tiếp hay không là sẽ tùy thuộc vào giá vàng thế giới.

Ngân hàng Nhà nước cần có động thái can thiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu về để tăng nguồn cung cho thị trường, nhưng sẽ không làm như vậy, đặc biệt khi tỷ giá USD đang có xu hướng tăng mạnh trong tháng 7 này. Ngoài ra, tác động tích cực chống vàng hóa từ Nghị định 24/2012 là rõ ràng nên cơ quan quản lý không cần vội nhập vàng để giao SJC gia công và bán ra.

Để giảm mức chênh lệch với giá thế giới thì nên sửa đổi Nghị định 24/2012 để thị trường vàng phát triển minh bạch, lành mạnh hơn

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết giá vàng có chung xu hướng với giá vàng thế giới. Tuy nhiên, tốc độ điều chỉnh giảm của giá vàng trong nước lại chậm hơn giá vàng thế giới. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động các phương án điều tiết, sẵn sàng can thiệp nếu thấy cần, tuy nhiên, theo số liệu cập nhật thì người dân không có nhu cầu mua vàng miếng quá nhiều, thậm chí còn có xu hướng bán ròng. Do vậy, chỉ trong trường hợp cần thiết thì Ngân hàng Nhà nước mới tiến hành nhập khẩu vàng để can thiệp.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trước đây thị trường vàng cũng đã từng xảy ra bất ổn đối với nền kinh tế vĩ mô nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 với chủ trương chống vàng hóa. Từ khi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, các chính sách quản lý nhà nước được thực hiện hiệu quả, nhiều năm nay thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định, giúp Việt Nam được nâng hạng theo các đánh giá quốc tế.

Cũng nhận định về giá vàng, chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định thị trường vàng trong nước và thế giới chưa có sự liên thông với nhau nên nhiều thời điểm giá vàng trong nước và thế giới tăng giảm không đồng đều. Vì vậy, các nhà đầu tư không nên đầu tư vàng thời điểm này. Còn chuyên gia Đinh Trọng Thịnh khuyên rằng vàng còn biến động rất nhiều, vì vậy nhà đầu tư không nên mạo hiểm mua vào.

Bài liên quan
Giá vàng ngày 27.3 thế nào?
Giá vàng trong nước đã tăng 770.000 đồng/lượng trong tuần qua. Trước đó, giá vàng giao dịch từ đầu tuần xung quanh mức 69 triệu đồng/lượng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao giá vàng 'bốc hơi' nhanh và mạnh?