Theo luật sư Kiều Anh Vũ (Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn), về công việc kê khai tài sản, lẽ ra phải xác minh tài sản để phát hiện tham nhũng nhưng trên thực tế lại là có hành vi tham nhũng thì mới xác minh tài sản. Đây là một quy trình ngược!
Chưa đáp ứng kỳ vọng cử tri
- Báo cáo trước Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ nêu rằngtrong 1 triệu trường hợp kê khai tài sản, không phát hiện trường hợp nào vi phạm. Ông nghĩ sao về điều này?
- Luật sư Kiều Anh Vũ: Kết quả báo cáo này không mới và không có gì lạ, có thể nói đây là một kết quả đẹp và rất quen thuộc. Qua theo dõi các kỳ họp, các báo cáo từ trước đến nay về việc kê khai tài sản đều được nhận định là thực hiện minh bạch, tài sản đều rất hợp pháp, việc kê khai đều rất trung thực, rất ít khi có phát hiện thiếu trung thực hay vi phạm qua công tác kê khai tài sản này.
Tôi cho rằng các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòngchống tham nhũng nhưng kết quả báo cáo ấy chưa thật sự đáp ứng được kỳ vọng, mong muốn của cư tri.
Mặc dù báo cáo nói rằng không phát hiện vi phạm nhưng thực tế, qua phản ánh của báo chí, của dư luận, tình hình tham nhũng vẫn đang diễn biến rất phức tạp và rất nghiêm trọng.
Và cũng có thể vì hành vi tham nhũng ngày càng được thực hiện quá tinh vi nên các biện pháp phòngchống tham nhũng như kê khai tài sản, thu nhập chưa phát huy hiệu quả; các cơ quan phòngchống tham nhũng chưa phát hiện được vi phạm.
- Tham nhũng được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng, trong khi đó, việc kê khai tài sản lại không phát hiện ra được dấu hiệu tham nhũng. Ông đánh giá thế nào về tính khả thi của quy định này? Vì sao việc kê khai tài sản không hiệu quả, thưa ông?
- Luật sư Kiều Anh Vũ:Nói về tình trạng tham nhũng hiện nay, không phải ở mức độ nghiêm trọng mà là rất nghiêm trọng, “đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng và chưa bị đẩy lùi”.
Nghị quyết Trung ương 4 ngày 30.10 vừa qua cũng chỉ rõ: “Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực”, “tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn câu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực”…
Dù thực trạng như vậy, nhưng qua công tác kê khai tài sản, thu nhập lại không phát hiện được vi phạm cho thấy biện pháp này chưa thật sự phát huy được hiệu quả, chưa khả thi.
Biện pháp này chưa hiệu quả, chưa khả thi cũng do nhiều nguyên nhân. Việc kê khai tài sản, thu nhập là chỉ kê khai tài sản, thu nhập hợp pháp. Trong khitiền, tài sản từ tham nhũng là bất hợp pháp, đương nhiên không ai kê khai cả nên chắc chắn qua công tác kê khai sẽ rất khó phát hiện được tài sản tham nhũng mà phải bằng các biện pháp khác như xác minh, điều tra…
Phạm vi xác minh tài sản, công khai các bản kê khai còn hẹp. Bản kê khai được nộp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản; hầu như chỉ công khai ở cơ quan, đơn vị.
Với phạm vi công khai hẹp như vậy cùng với việc ngại va chạm và sợ bị trù dập tại cơ quan, đơn vị nên nếu có phát hiện người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì cũng không dám tố cáo.
Việc xác minh tài sản thì chỉ thực hiện trong trường hợp phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết; theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; có hành vi tham nhũng…
Lẽ ra phải xác minh tài sản để phát hiện tham nhũng nhưng ở đây là có hành vi tham nhũng thì mới xác minh tài sản, đây là một quy trình ngược!
Việc kê khai tài sản, thu nhập, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức, không ít trường hợp kê khai không đầy đủ, thiếu trung thực. Đồng thời, cũng chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và chưa có chế tài đủ mạnh xử lý người kê khai thiếu trung thực.
Ngoài ra, hành vi tham nhũng cũng ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, chẳng hạn như người tham nhũng nhưng không trực tiếp nhận tiền, tài sản tham nhũng; không trực tiếp đứng tên sở hữu tài sản do tham nhũng mà có… nên việc phát hiện các vi phạm qua việc kê khai là rất hạn chế.
Người dân khó tiếp cận việc kê khai tài sản
- Người dân có quyền giám sát việc kê khai tài sản và phát hiện tham nhũng, tuy nhiên, việc người dân tiếp cận với những bản kê khai tài sản của quan chức hết sức khó khăn. Theo ông, giải pháp nào để tăng tính hiệu quả và thực chất của việc kê khai tài sản?
- Luật sư Kiều Anh Vũ:Người dân khó tiếp cận với những bản kê khai tài sản của đối tượng phải kê khai là còn hạn chế. Bởi lẽ theo quy định hiện hành, phạm vi công khai các bản kê khai tài sản, thu nhập còn rất hạn hẹp, chỉ công khai tại cơ quan, đơn vị là chủ yếu, với các hình thức như công khai tại cuộc họp; niêm yết tại cơ quan, tổ chức, đơn vị…
Như vậy, việc công khai các bản kê khai thu nhập, tài sản cũng chỉ là công khai nội bộ; kiểm tra, giám sát cũng là kiểm tra giám sát, nội bộ; thực chất các bản kê khai này khó đến được với đông đảo người dân.
Tôi cho rằng để phát huy hiệu quả của biện pháp kê khai tài sản, thu nhập thì cần phải mở rộng hơn nữa phạm vi công khai; phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của người dân. Nhân dân có “trăm tainghìn mắt” sẽ giúp các cơ quan chức năng đánh giá, kiểm tra các bản kê khai này.
Phạm vi mở rộng có thể mở rộng ở phạm vi địa phương, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân nhân ở địa phương. Hoặc nếu có đủ quyết tâm, đủ điều kiện và cơ sở thực hiện thì có thể thực hiện công khai trên mạng, xây dựng trang thông tin dữ liệu về công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức thuộc đối tượng phải kê khai.
Tất nhiên, việc công khai cũng cần phải tôn trọng, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp tài sản của các đối tượng phải kê khai. Hoặc nếu chưa thực hiện được như vậy thì cũng nên có những quy định rõ ràng, cho phép người dân được dễ đang tiếp cận các bản kê khai này.
Chẳng hạn quy định rõ công dân có quyền yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin về kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng phải kê khai. Theo tôi, có như vậy mới thật sự là công khai, minh bạch, phát huy vai trò của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng.
- Về phòngchống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết đã phát hiện nhiều vụ án tham nhũng lớn người đứng đầu là chủ mưu, đồng phạm, lợi ích nhóm… Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xử lý chưa tương xứng với quyết tâm chống tham nhũng. Ông nghĩ sao về điều này và có kiến nghị gì để việc chống tham nhũng được hiệu quả hơn?
- Luật sư Kiều Anh Vũ:Thật ra, cơ quan có thẩm quyền đều đã nhận định tương đối chính xác, đầy đủ về tình hình tham nhũng, thể hiện được quyết tâm phòngchống tham nhũng ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế, việc phát hiện sai phạm và xử lý là chưa tương xứng, chưa đáp ứng được mong muốn, kỳ vọng của nhân dân và gần như đang có tình trạng người dân chấp nhận “sống chung với lũ”.
Báo cáo thẩm tra về Báo cáo công tác phòngchống tham nhũng của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng đã chỉ ra “trong 3năm gần đây số vụ án tham nhũng được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đều giảm dần” trong khi tình hình tham nhũng được nhận định là ngày cành diễn biến phức tạp hơn, tinh vi hơn và nghiêm trọng hơn.
Để phòngchống tham nhũng được hiệu quả hơn, cầnhoàn thiện tăng cường hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòngchống tham nhũng để pháp luật thực sự có tính răn đe, là công cụ phòng ngừa, xử lý hiệu quả tham nhũng; đồng thời quy định của pháp luật cũng cần tạo điều kiện, phút huy vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân trong phòngchống tham nhũng.
Bên cạnh đó, cầnhoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ quan thực thi pháp luật về phòngchống tham nhũng; thực thi pháp luật nghiêm minh. Phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác phòngchống tham nhũng; thực tế, rất nhiều vụ án tham nhũng được phanh phui, xử lý là nhờ vai trò của báo chí, của truyền thông và của dư luận.
Hoàng Long(thực hiện)