Brexit không hẳn sẽ chỉ đem đến toàn những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam sẽ vẫn có được một số lợi ích nhất định, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, từ sự kiện quan trọng này.

Việt Nam được lợi gì từ việc Anh rời EU?

Nhàn Đàm | 28/06/2016, 08:02

Brexit không hẳn sẽ chỉ đem đến toàn những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam sẽ vẫn có được một số lợi ích nhất định, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, từ sự kiện quan trọng này.

Không hẹn mà gặp, những ngày cuối cùng của tháng 6 và đầu tiên của tháng 7 đang chứng kiến cùng lúc 2 sự kiện có tác động trái ngược đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngày 1.7 tới sẽ là ngàychính phủ chính thức thông báo số điều kiện kinh doanh sẽ bị bãi bỏ như một biện pháp hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển. Nhưng ngày 23.6 lại chứng kiến sự ra đi của nước Anh khỏi liên minh châu Âu (EU) - Brexit, một sự kiện được xem là sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, trong cái rủi đôi khi vẫn cócái may, Brexit không hẳn sẽ chỉ đem đến toàn những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam sẽ vẫn có được một số lợi ích nhất định, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, từ sự kiện quan trọng này.

Brexit được đánh giá là một sự kiện quan trọng bậc nhất đối với nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21,sẽ tạo ra những chấn động lớn với nền kinh tế toàn cầu. Chỉ mới diễn ra được vài ngày, nhưng sự kiện này cũng đã kịp tạo ra những cơn chấn động lớn đối với thị trường tài chính thế giới, với việc bảng Anh sụt giá kỷ lục 10% chỉ trong vòng 1 ngày - mức kỷ lục trong vòng 30 năm trở lại đâyvà đang gây ra những xáo trộn lớn tới tỷ giá của các loại tiền chủ chốt khácnhưeuro, USD và yen. Về lâu dài, việckinh tế EU thống nhất bị đứt gãy thành hai mảnh là châu Âu lục địa và Anh quốc cũng được dự báo sẽ đem lại những hệ quả xấu đối với nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam được dự báo sẽ là một trong số những quốc gia ở châu Á bị thiệt hại nhiều nhất từ sự kiện này. Trước hết là thông qua xuất khẩu; trong danh sách các quốc gia châu Á có tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa sang Anh trên GDP lớn nhấtthì Việt Nam xếp thứ hai, chỉ sau Campuchia.

Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Anh trong năm 2015 chiếm khoảng 2,3-3% GDP (chiếm khoảng trên dưới 2,9% tổng xuất khẩu), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Anh năm 2015 đã lên tới 4,65 tỷ USD. Vì thế, khi nền kinh tế Anh (và cả EU) được dự báo sẽ sụt giảm tăng trưởng khá lớn (Anh được dự báo sẽ sụt giảm tăng trưởng từ 2,1% xuống còn 1,6% năm 2016, EU sẽ chỉ còn 1,4% so với mức được dự báo 1,6%), tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào 2 thị trường quan trọng hàng đầu này sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Ngoài ra, các yếu tố về biến động tỷ giá do sự mất giá củabảng Anhvà nhiều khả năng các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ hạ tỷ giá nội tệ để giảm thiệt hại, cũng sẽ khiến Việt Nam bị ảnh hưởng theo.

Tuy nhiên, Brexit không hẳn là chỉ đem lại toàn những tác động tiêu cực đến với nền kinh tế Việt Nam. Vẫn có những điểm tích cực mà nền kinh tế Việt Nam có thể nhận được từ sự kiện này. Trước hết là về sự biến động tỷ giá, việcbảng Anh suy yếu trầm trọng đang đem lại khá nhiều phiền toái cho việc ổn định tỷ giá ở Việt Nam và khiến cho hàng xuất khẩu của chúng ta bị giảm tính cạnh tranh, nhưng nó cũng đem lại lợi ích cho những doanh nghiệp Việt Nam có vay nợ bằng bảng Anh hay euro. Số lượngdoanh nghiệp Việt Nam thuộc diện này khá lớn, do EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với tổng kim ngạch lên đến 30 tỷ USD vào năm ngoái.

Một điểm lợi khác là việc nước Anh rời khỏi EU và không còn duy trì những quy định về thương mại của liên minh châu Âu có thể đem lại cơ hội xâm nhập ở mức độ lớn hơn của hàng hóa Việt Nam vào thị trường đầy tiềm năng này.

Hiện mỗi năm nước Anh nhập khẩu một lượng hàng hóa khoảng 700 tỷ bảngvà hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Anh hàng năm mới chỉ chiếm khoảng 0,5% con số này. Khi Anh thuộc EU, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vàophải chịu nhiều rào cản hơn so với một số nước châu Á khác vốn được EU tạo điều kiện thuận lợi, như Campuchia hay Ấn Độ. Khá nhiều mặt hàng xuất khẩu như nông sản hay dệt may của Việt Nam xuất sangAnh và EU ít được ưu đãi hơn so với Ấn Độ hay Campuchia. Chẳng hạn như hàng dệt may, nếu như ở thị trường Mỹ thì Việt Nam là nước xếp thứ hai về tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này, nhưng ở EU Việt Nam chỉ xếp thứ sáu.

Việc Anh rời khỏi EU cũng đồng nghĩa với việc nước này có thểsẽ không còn duy trì những quy định về thương mại mà liên minh châu Âu đã đặt ra nữa, cũng có nghĩa là các điều kiện về thương mại sẽ được điều chỉnh lại, có thể sẽ theo hướng có lợi hơn cho Việt Nam, nhất là khi Việt Nam vừa hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do với EU (EVFTA), trong đó có Anh. Trong giai đoạn 2008-2015, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Anh lên tới 17%/năm, nếu như có chiến lược tiếp cận phù hợp, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu này nhiều khả năng sẽ tăng lên đáng kể sau khi Anh rời khỏi EU.

Nhưng, quan trọng hơn hếtlà những ảnh hưởng lớn từ Brexit, có thể trở thành động lực thúc đẩy quá trình cải cách nền kinh tế của Việt Nam ở thời điểm hiện tại diễn ra nhanh hơn, với quy mô lớn hơn.

Việc nền kinh tế Anh và EU sẽ sụt giảm tăng trưởng trong 2-3 năm tới do Brexitsẽ có những tác động lớn với kinh tế Việt Nam do đây là 2 thị trường xuất khẩu quan trọng bậc nhất (có kim ngạch lần lượt là 4,65 tỷ USD và 30 tỷ USD vào năm 2015). Việc xuất khẩu suy giảm mạnh sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ giữa năm 2016 trở đigặp nhiều khó khăn, bên cạnh hàng loạttác động tiêu cực khác đối với nền kinh tế như hạn mặn ở miền Nam và kinh tế biển bị đình trệ ở miền Trung. Để đối phó với tất cả tác động tiêu cực có ảnh hưởng lâu dài này, giải pháp duy nhất cho Việt Nam là thúc đẩy cải cách nền kinh tế với tốc độ nhanh hơn và quy mô lớn hơn nữa, để giải phóng nhiều hơn nữa tiềm năng của nền kinh tế đất nước.

Nhàn Đàm (theo CafeF, Cafebiz, The Saigon Times, Thoibaotaichinhvietnam)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
20 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam được lợi gì từ việc Anh rời EU?