Theo ông Nguyễn Hồng Thắng - PGĐ Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Việt Nam hiện vẫn nằm trong số ít quốc gia có những bước tiến rõ rệt trong việc triển khai IPv6 (tăng trưởng từ 0,05% vào thời điểm tháng 5.2016 lên khoảng 6% như hiện nay). Thực tế này giúp Việt Nam vươn lên vị trí thứ 5 ở châu Á và thứ 34 thế giới xét về tỉ lệ triển khai IPv6.

Việt Nam vươn lên thứ 5 ở châu Á về triển khai IPv6

Thu Anh | 07/05/2017, 12:02

Theo ông Nguyễn Hồng Thắng - PGĐ Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Việt Nam hiện vẫn nằm trong số ít quốc gia có những bước tiến rõ rệt trong việc triển khai IPv6 (tăng trưởng từ 0,05% vào thời điểm tháng 5.2016 lên khoảng 6% như hiện nay). Thực tế này giúp Việt Nam vươn lên vị trí thứ 5 ở châu Á và thứ 34 thế giới xét về tỉ lệ triển khai IPv6.

Nhân Ngày IPv6 Việt Nam (6.5), mới đây tại Hà Nội, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã tổ chức hội thảo với chủ đề “IPv6 và Internet of Things” dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT, nhằm phân tích vai trò quan trọng và mối tương quan mật thiết giữa IPv6 và ngành công nghiệp IoT(Internet Vạn vật), cũng như chia sẻ giữa các doanh nghiệp, tổ chức về triển khai IPv6 với IoT.

Ông Nguyễn Hồng Thắng - PGĐ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đưa ra số liệu thống kê từ Google cho thấy, hiện tại tỉ lệ sử dụng IPv6 trên thế giới là 20% và với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến năm 2019 tỉ lệ sử dụng địa chỉ IPv6 trên thế giới sẽ đạt 100%. Các chuyên gia cũng dự báo, đến năm 2020thế giới sẽ có khoảng 50 tỉ thiết bị kết nối.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhận định: “Những lợi ích to lớn mà IoTmang lại cho sự phát triển kinh tế, phục vụ cuộc sống khiến cho IoT đã, đang và sẽ là xu hướng của công nghệ trong những năm tiếp theo. Với việc chúng ta thúc đẩy, phát triển cách mạng công nghiệp 4.0, Internet, nông nghiệp thông minh, công nghiệp công nghệ cao, y tế thông minh, giao thông thông minh thì chắc chắn nhu cầu kết nối hàng tỉ thiết bị là tất yếu, khiến nhu cầu thúc đẩy IPv6 ngày càng cấp thiết”.

Cụ thể, với không gian địa chỉ rộng lớn mà IPv6 có thể cung cấp, mỗi công dân trên trái đất này có thể nhận được tới 4.000 địa chỉ, cùng với khả năng kết nối các thiết bị và hỗ trợ bảo mật tốt hơn đem lại lợi thế tất yếu cho IPv6 trong quá trình sử dụng và phát triển IoT.

Tuy nhiên, việc ứng dụng, sử dụng IPv6 tại nước ta hiện nay còn thấp. Giải thích cho điều này, ông Nguyễn Hồng Thắng cho biết nếu tính theo thang điểm 10 cho việc phát triển và sử dụng IPv6, Việt Nam hiện chỉ đạt 3,5/10 điểm nhưng Việt Nam hiện vẫn nằm trong số ít quốc gia có những bước tiến rõ rệt trong việc triển khai IPv6. Thực tế này giúp Việt Nam vươn lên vị trí thứ 5 ở châu Á và thứ 34 thế giới xét về tỉ lệ triển khai IPv6.

Được biết, IPv6 có rất nhiều ưu điểm vượt trội như giúp cung cấp số lượng địa chỉ IP lớn hơn, tự động cấp địa chỉ cho các thiết bị, định tuyến nhanh hơn, bảo mật tốt hơn, mang tới chất lượng dịch vụ tốt hơn, dễ dàng chuyển đổi…

Với những lợi thế mà IPv6 mang lại, Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mạng cần nhìn nhận rõ hơn lợi ích của việc ứng dụng IPv6 qua đó có thể hỗ trợ phát triển ứng dụng IoT, tạo cơ hội kinh doanh mới. Các cơ quan nhà nước cũng phải nhận thức rõ được nhiệm vụ của mình trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho việc phát triển, thúc đẩy IPv6 và IoT.

Theo thông tin từ Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ TT&TT), địa chỉ IPv6 (Internet protocol version 6) là thế hệ địa chỉ Internet phiên bản mới được thiết kế để thay thế cho phiên bản địa chỉ IPv4 trong hoạt động Internet. Địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bít, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet.

IPv6 được thiết kế với những tham vọng và mục tiêu như: Không gian địa chỉ lớn hơn và dễ dàng quản lý không gian địa chỉ; Khôi phục lại nguyên lý kết nối đầu cuối - đầu cuối của Internet và loại bỏ hoàn toàn công nghệ NAT; Quản trị TCP/IP dễ dàng hơn; Cấu trúc định tuyến tốt hơn; Hỗ trợ tốt hơn Multicast (một tùy chọn của địa chỉ IPv4); Hỗ trợ bảo mật tốt hơn; Hỗ trợ tốt hơn cho di động.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam vươn lên thứ 5 ở châu Á về triển khai IPv6