Ngày 21.11.2016, tại Nhà máy xi măng Hòn Chông (H.Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) thuộc Công ty Xi măng Holcim Việt Nam, Geocycle Việt Nam (thương hiệu quản lý chất thải) - cùng thuộc tập đoàn LafargeHolcim) đã tiến hành xử lý triệt để 122,85 kg chất thải HCFC (Hydro Chlorofluorocarbons) - loại môi chất lạnh có khả năng gây phá hủy tầng ozon.
Hoạt động thu gom và xử lý chất thải HCFCn- loại khí gây thủng tầng ozon, gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu là một phần trong khuôn khổ hợp tác giữa 2 Chính phủ Việt Nam- Nhật Bản.
Và dự án “Bệnh viện xanh”, nằm trong cam kết hợp tác về của Bộ Tài nguyên môi trường (Việt Nam) và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Theo đó, dự án này đã chọn Geocycle Việt Nam để triển khai xử lý chất thải HCFC tại Việt Nam.
Nơi xử lý chất thải rắn tại nhà máy xi măng Hòn Chông
Trước đó, Geocycle Việt Nam đã tiến hành xử lý hơn 550.000 tấn chất thải nguy hiểm tại Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng. Nếu xử lý thành công loại khí thải HCFC sẽ góp phần bảo vệ tầng ozon và giảm thiểu tác hại đến môi trường và thế hệ tương lai.
Sau khi trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép tiến hành đồng xử lý loại chất thải này, trong suốt quá trình xử lý, Geocycle Việt Nam đặc biệt là những kỹ sư Holcim Việt Nam và bộ phận Geocycle… đã lên kế hoạch chi tiết cho các bước thực hiện từ phân tích, thử nghiệm, vận chuyển đến đồng xử lý trong lò nung xi măng để từ đó đưa ra giải pháp tối ưu hoàn thành hệ thống xử lý HCFC triệt để và an toàn.
Với hệ thống xử lý chất thải rắn... sẵn có tại nhà máy xi măng Hòn Chông, việc nghiên cứu để áp dụng thử nghiệm xử lý chất thải HCFC tại đây trong thời gian qua khá thuận lợi.
Và quá trình đồng xử lý HCFC được thực hiện trong lò nung xi măng với nhiệt độ cao lên đến 2.0000C, thời gian lưu cháy dài khoảng 8 giờ,.. Và ngày 21.11, toàn bộ 122,85 kg chất thải HCFC đã được xử lý thành công. Toàn bộ quá trình đồng xử lý không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến môi trường.
Đưa chất HCFC vào xử lý
Dự án “Bệnh viện xanh” được Tập đoàn Mitsubishi tài trợ, tiến hành từ tháng 8.2014- 6.2017 với mục đích giải quyết các vấn đề và thách thức liên quan đến năng lượng và môi trường để hỗ trợ sự phát triển bền vững tại Việt Nam. Khoảng 1.000 máy lạnh cũ tại 2 bệnh viện lớn tại TP.HCM và Hà Nội, thải ra HCFC, cũng đang được dự án này tài trợ thay thế máy lạnh mới.
Tuy nhiên, trước khiGeocycle Việt Nam thành công trong việc xử lý triệt để chất thải HCFC, thì trước giờ, khi có điều kiện, HCFCchỉ được thu gom, và... lưu trữ, vì chưa biết cách xử lý.
“Hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng tại Việt Nam. Thay vì xả thẳng ra khí quyển hoặc chỉ thu gom và lưu trữ, nay Việt Nam đã thử nghiệm và thiêu hủy thành công”, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên môi trường), khẳng định.
Ông Hiếu cho biết, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã khảo sát, trung bình của 2 năm 2009 và 2010, trung bình mỗi năm Việt Nam "tung" ra môi trường 3.519,6 tấn chất thải HCFC. "Theo cam kết với quốc tế, đến năm 2020 chúng ta phải giảm 35% con số này, và đến năm 2030 phải giảm 97,5%", ông Hiếu nói.
Nguyễn Hồ