Tiếp tục đà thua lỗ, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) dự tính năm nay lỗ trước thuế tới 2.884 tỉ đồng. Đáng chú ý, hiện tổng công ty vẫn đang nợ tới 81,7 tỉ đồng tiền lương và 316 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội.

Vinashin tái cơ cấu thành SBIC: Tiếp tục thua lỗ gần 2.900 tỉ đồng trong năm 2018

tuyetnhung | 08/08/2018, 06:31

Tiếp tục đà thua lỗ, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) dự tính năm nay lỗ trước thuế tới 2.884 tỉ đồng. Đáng chú ý, hiện tổng công ty vẫn đang nợ tới 81,7 tỉ đồng tiền lương và 316 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội.

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mới đây công bố tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, cho biết tổng doanh thu và thu nhập khác của công ty mẹ - SBIC chỉ đạt 249 tỉ đồng, hoàn thành 10,5% kế hoạch năm, giảm mạnh so với mức 740 tỉ đồng cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt tới 242 tỉ đồng, doanh thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chỉ đạt vỏn vẹn hơn 6 tỉ đồng

Trong khi đó, 8 công ty thành viên ghi nhận đạt 1.359 tỉ đồng doanh thu và thu nhập khác, hoàn thành 35% kế hoạch năm. Trong đó, lĩnh vực đóng mới tàuthuyền, phương tiện nổi đem về doanh thu 884 tỉ đồng; lĩnh vực sửa chữa tàuthuyền, phương tiện nổi đem về 149 tỉ đồng; lĩnh vực khác đem về 181 tỉ đồng; còn lại là doanh thu tài chính và thu nhập khác.

Trước tình hình kinh doanh không mấy khả quan, SBIC dự tính cả năm nayCông ty mẹ - SBIC lỗ trước thuế 2.884 tỉ đồng, mặc dù tổng doanh thu và thu nhập khác vẫn được đặt ra tới 2.320 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động tài chính là 2.291 tỉ đồng.

Toàn tổng công ty hiện đang nợ 81,7 tỉ đồng tiền lương và 316 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội. Số lao động không có việc làm tại toàn tổng công ty tính đến hết tháng 7 vừa qua là 600 người.

Lãnh đạo SBIC cho biết thời gian quathị trường vận tải và đóng tàu trên thế giới tiếp tục trải qua giai đoạn khó khăn và chưa thấy có tín hiệu phục hồi tích cực, thị trường vận tải biển vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn do sự bất ổn của nền kinh tế thế giới và hiện tượng thừa cung về năng lực vận tải. Do vậy, giá cước trên thị trường sẽ tiếp tục gây sức ép đối với các chủ tàu, ảnh hưởng tới việc đầu tư đóng mới các phương tiện vận tải, trong đó bao gồm cả các chủ tàu trong và ngoài nước.

Theo báo cáo SBIC, trong các năm 2013, 2014, 2015, 2016 giá trị sản xuất và doanh thu của toàn tổng công ty đều cao hơn năm trước, nhưng năm nào SBIC cũng lỗ. Đáng chú ý năm 2015, toàn tổng công ty lỗ tới 4.699 tỉ đồng. Năm 2017, tổng công ty này có số lỗ trước thuế lũy kế dự kiến hơn 3.700 tỉ đồng. Ngoài ra, SBIC cũng đang nợ thuế hàng trăm tỉ đồng nhiều năm nay.

Trước tình hình khó khăn, SBIC đã từng có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét cho phép SBIC được xóa nợ (nợ gốc và nợ lãi) và xin hỗ trợ một khoản kinh phí để đơn vị giải thể. Nhiều tài sản (tàu) đã được tổ chức đấu giá nhiều lần nhưng không thành công. Tỷ lệ thu hồi vật tư, sản phẩm dở dang ước tính khoảng 6-10% giá trị đã đầu tư. Để khắc phục các khó khăn hiện nay, SBIC kiến nghị Bộ GTVT xem xét cho phép doanh nghiệp được tham gia các dự án đóng tàu ở mọi lĩnh vực như tàu cá, tàu kiểm ngư, tàu du lịch, tàu của các đơn vị như Cục Hàng hải, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam...

SBIC tiền thân là Vinashin, được thành lập từ năm 1996. Sau thời gian hoạt động thua lỗ nghiêm trọng, ngày 26.7.2013, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin. Ngày 21.10.2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ký quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Vinashin.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
39 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vinashin tái cơ cấu thành SBIC: Tiếp tục thua lỗ gần 2.900 tỉ đồng trong năm 2018