Dù chưa có kết luận ai đúng, ai sai xung quanh việc bệnh nhân tố Bệnh viện FV (TP.HCM) cho uống thuốc phá thai nhưng có một thực tế chỉ trong cùng một ngày, lúc sáng bác sĩ nói bệnh nhân không có thai, chiều nói bệnh nhân sảy thai, đặc biệt bệnh viện này còn tiết lộ thông tin của bệnh nhân cho truyền thông khi chưa có sự đồng ý của người bệnh là điều khó có thể chấp nhận.

Vụ tố bác sĩ cho uống thuốc phá thai: Bệnh viện FV đã vi phạm luật khám, chữa bệnh

Hồ Quang | 27/06/2018, 21:11

Dù chưa có kết luận ai đúng, ai sai xung quanh việc bệnh nhân tố Bệnh viện FV (TP.HCM) cho uống thuốc phá thai nhưng có một thực tế chỉ trong cùng một ngày, lúc sáng bác sĩ nói bệnh nhân không có thai, chiều nói bệnh nhân sảy thai, đặc biệt bệnh viện này còn tiết lộ thông tin của bệnh nhân cho truyền thông khi chưa có sự đồng ý của người bệnh là điều khó có thể chấp nhận.

Có thai không thể thay đổi trong cùng một ngày

Trong cuộc trả lời báo chí mới đây về việc tại sao trong cùng một ngày mà lúc sángbác sĩ Bệnh viện FV nói bệnh nhân C. không mang thai, chỉ cótúi dịch” trong lòng tử cung, chiều lại nói bệnh nhân này sảy thai?Ông Jean - Marcel Guillon - Tổng giám đốc Bệnh viện FV trả lời theo kiểu chung chung, né tránh: “Bệnh nhân vào viện trong tình trạng bị rong kinh nhiều ngày. Trên siêu âm bác sĩ chỉ thấy bị tụ dịch, không thấy túi thai, test nhanh que thử thai cho kết quả âm tính, độ chính xác của que thử khoảng 95% đến 97%”.

Đôi khi sẽ có những xét nghiệm, chẩn đoán kết hợp cho người bệnh nếu cần thiết. Trong trường hợp này không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân có thai ngoài tử cung hoặc dấu hiệu có thai nên không cần phải thực hiện các kiểm tra khác. Việc phát hiện các chỉ số có thai thì thai đã bị lưu, bắt buộc phải bỏ nếu không sẽ rất nguy hiểm…”.

Trong khi đó, theo thông cáo báo chí mà Bệnh viện FV gửi cho các cơ quan truyền thông thì việc cho ra 2 kết quả khác nhau trong cùng một ngày đều đến từ một kỹ thuật làxét nghiệm thử thai nhanh bằng nước tiểu (que thử thai).

Các chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa cho rằng bản chất của việc có thai không thể thay đổi trong cùng một ngày. Chẳng có phụ nữ nào mà trong cùng một ngày, buổi sáng phát hiện không có thai, buổi chiều phát hiện có thai hay ngược lại.

Đề cập đến trường hợpbệnh nhânC. mà bác sĩ Bệnh viện FV chẩn đoán, một vị lãnh đạo bệnh viện phụ sản nhận định có thể do que thử thai không đạt chất lượng, hoặc có thể do yếu tố con người khiến cho kết quả không chính xác.

“Yếu tố con người ở đây như thế nào khiến kết quả không chính xác thì chỉ có những bác sĩ ở Bệnh viện FV mới biết được mà thôi”, vị lãnh đạo bệnh viện này nói.

Điều đáng nói nữa là các bác sĩ ở đây sau khi chẩn đoán bệnh nhân C. không có thai, chỉ có “túi dịch” nên cho bệnh nhân này uống thuốc Misoprostol Stada 200mg để tử cung co bóp tống“túi dịch”ra ngoài. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa sản thìthuốc Misoprostol Stada 200mg còn là một loại thuốc sử dụng trong việc phá thai. Vì thế lúc này dư luận cho rằng, rất có thể chị C. đã mang thai nhưng bác sĩ Bệnh viện FV không phát hiện vào lúc sáng và đã cho bệnh nhân uống thuốc Misoprostol Stada 200mg khiến thai nhi bị tống ra ngoài gây nên tình trạng chảy máu ồ ạt.

Vi phạm luật khám chữa, bệnh

Một trong những vấn đề mà giới truyền thông quan tâm là trong thôngcáo báo chí phát đihôm 23.6Bệnh viện FV đãthông tin rằng: “Khoảng 3 đến 4 tuần trước khi đến Bệnh viện FV (cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6), bệnh nhân đã dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp sau khi quan hệ tình dục để tránh thai...". Qua đó, Bệnh viện FV dùng thông tin trên để suy đoán đó có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị sảy thai.

Nhận định về việc Bệnh viện FV công khai thông tin này cho các cơ quan truyền thông mà chưa có sự cho phép của bệnh nhân, luật sưNguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM cho rằng, Bệnh viện FV đã vi phạm luật khám chữa bệnh về“bí mật thông tin bệnh án của bệnh nhân”.

Theo luật sư Hậu, tại Khoản 2 Điều 3 Luật Khám, chữa bệnh năm 2009 thì nguyên tắc khám chữa bệnh là phải “Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này”.

Trong khi đó, tại Khoản 2 Điều 8 Luật khám chữa bệnh 2009 quy định bệnh nhân có quyền giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.

Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Tại Khoản 4 Điều 59 Luật Khám, chữa bệnh 2009 quy định người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật.

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép.

Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.

“Như vậy, trong trường hợp của Bệnh viện FVviệc tiết lộ thông tin với báo chí về bệnh án của bệnh nhân không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 nêu trên. Vì vậy có thể khẳng định việc tiết lộ thông tin bệnh án của bệnh nhân mà Bệnh viện FV đã làm là trái với quy định của Luật khám chữa bệnh”, luật sư Hậu nhấn mạnh.

Theo luật sư Hậu, trong trường hợp trên, nếu Bệnh viện FV cho rằng bệnh nhân có những thông tin thiếu chính xác, thậm chí sai sự thật thì bệnh viện phải làm việc với bệnh nhân hoặc đại diện hợp pháp của bệnh nhân để làm rõ vấn đề. Nếu có cơ sở để khẳng định Bệnh viện FV bị vu khống có thể kiện ra tòa, tại một vụ kiện dân sự, không thể tiết lộ bệnh án của bệnh nhân khi chưa có sự đồng ý của người bệnh.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ tố bác sĩ cho uống thuốc phá thai: Bệnh viện FV đã vi phạm luật khám, chữa bệnh