Kế hoạch thiết lập một vùng cấm bay dọc theo biên giới được ký kết vào tháng trước làm nổ ra tranh luận: làm cách nào để Hàn Quốc xây dựng lòng tin với CHDCND Triều Tiên nhưng không làm ảnh hưởng đến năng lực trinh sát của quân đội nước mình.

Vùng cấm bay tại biên giới Hàn - Triều gây tranh cãi

Cẩm Bình | 22/10/2018, 15:21

Kế hoạch thiết lập một vùng cấm bay dọc theo biên giới được ký kết vào tháng trước làm nổ ra tranh luận: làm cách nào để Hàn Quốc xây dựng lòng tin với CHDCND Triều Tiên nhưng không làm ảnh hưởng đến năng lực trinh sát của quân đội nước mình.

Chính quyền Seoul quả quyết đây là biện pháp cần làm với lý lẽ ngăn chặn chạm trán ngoài ý muốn, là chìa khóa giúp giảm nguy cơ đụng độ nhỏ leo thang thành chiến tranh toàn diện. Lập luận này được ông Moon Chung-in, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc, tuyên bố trong một diễn đàn an ninh tuần trước.

Có hiệu lực từ ngày 1.11.2018, vùng cấm bay mở rộng 40 km về phía bắc và phía nam từ Đường ranh giới quân sự phía Đông và 20 km ở phía Tây.

Theo Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc Kim Yong-woo: “Việc sử dụng phương tiện không người lái của đơn vị cấp quân đoàn có thể bị hạn chế một phần. Tuy vậy đơn vị trực thuộc các bộ tư lệnh cấp cao hơn đủ khả năng đối phó với các đơn vị chiến thuật phía Triều Tiên”.

Tham mưu trưởng không quân Lee Wang-geun có cùng quan điểm. Dù thừa nhận vùng cấm bay thu hẹp phạm vi mà máy bay có thể trinh sát, nhưng ông khẳng định thiệt hại không đáng kể và được bù đắp bởi trang thiết bị tân tiến của quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc (USFK).

Những lời đảm bảo không xoa dịu được lo ngại từ giới chuyên gia an ninh vốn đánh giá lập vùng cấm bay là một bước đi liều lĩnh, một nhượng bộ quá đáng.

Tướng Hàn Quốc về hưu Shin won-sik cho biết: “Tôi lo quân đội Hàn Quốc sẽ “bị mù”. Lợi thế của Triều Tiên trong tiến hành chiến tranh phi đối xứng chỉ có thể bị hóa giải bởi khả năng trinh sát cũng như tấn công chính xác. Thiết lập vùng cấm bay triệttiêu những khả năng này”. Ông Shin đặc biệt cảnh báo về nguy cơ Seoul bất lực khi Bình Nhưỡng tiến hành tấn công bất ngờ bằng pháo binh triển khai gần biên giới.

Shin In-gyun, người đứng đầu tổ chức Mạng lưới Phòng thủ Hàn Quốc (KDN), tin rằng lập vùng cấm bay là một sai lầm mang tính chiến lược. Năng lực trinh sát cùng không lực Triều Tiên vốn tụt hậu rất xa so với Hàn Quốc, thỏa thuận vùng cấm bay đem lại lợi ích cho Bình Nhưỡng và vô hiệu hóa ưu thế của Seoul.

Cẩm Bình (theo Straits Times)
Bài liên quan
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol
Nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), ngày 16.11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vùng cấm bay tại biên giới Hàn - Triều gây tranh cãi