Trong bảng xếp của World Bank về những quốc gia và vùng lãnh thổ có điều kiện khởi nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng ở cuối bảng.

World Bank: Việt Nam xếp cuối bảng về điều kiện khởi nghiệp

# | 28/03/2018, 11:59

Trong bảng xếp của World Bank về những quốc gia và vùng lãnh thổ có điều kiện khởi nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng ở cuối bảng.

Top 3 châu Á - Thái Bình Dương

Theo báo cáo của World Bank mà trang tin Fintech của Singapore công bố, những quốc gia và vùng lãnh thổ có điều kiện tốt nhất cho việc khởi nghiệp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là các nước có nền kinh tế mạnh, chi phí thực hiện các hoạt động kinh doanh thấp, môi trường kinh doanh lành mạnh và dân số có trình độ học vấn cao.

Singapore được đánh giá là quốc gia lý tưởng cho hoạt động kinh doanh bởi hội tụ được nhiều yếu tố nổi bật. Với GDP bình quân đầu người là 52,962 USD nên được đánh giá là đất nước giàu, tỉ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 2,15%, có độ phủ internet cao ở mức 81%.

Mặc dù được đánh giá là quốc gia có chi phí sinhhoạt cao nhưng lại có những ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, người lao động có trình độ học vấn cao so với các nước ở châu Á với 42% người trưởng thành đang làm việc có trình độ sau trung học. Điểm nhấn đặc biệt được đánh giá cao là cơ sở hạ tầng, trước đó yếu tố này được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ 2 trên thế giới.

Hồng Kông giữ vị trí thứ 2 khi có các chỉ số kinh tế mạnh với GDP bình quân đầu người cao ở mức 43,741 USD, tỉ lệ thất nghiệp ở mức chỉ với 3,7%. Mặc dù có chi phí sinh hoạt cao nhưng đất nước này có nhiều hỗ trợ về tài chính cho các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là lãi suất và thuế khá thấp tạo được nhiều điều kiện cho các công ty ở giai đoạn startup.

Đứng vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng, mặc dù có ít tiêu chí hơn nhưng Nhật ghi điểm được bởi có hệ thống internet bao phủ tốt nhất, khi có đến 93% người dân có thể truy cập mạng. Đây được xem là nơi lý tưởng cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ. Đồng thời, đất nước này sở hữu được nguồn lao động có trình độ cao nhất thế giới với 86% lực lượng có ít nhất trình độ lao động trở lên. Mặc dù được ghi nhận là đất nươc có lãi suất cực kỳ thấp nhưng vẫn có đánh giá rằng tại quốc gia này sẽ là nơi khá đắt đỏ để thành lập doanh nghiệp bởi thuế suất và tiền lương kỳ vọng cao.

Việt Nam cần cải thiện nhiều hơn

Với nhiều dữ liệu để mô tả các chỉ số về môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia đứng từ góc nhìn của các công ty khởi nghiệp, báo cáo đánh giá đã chia thành 4 tiêu chí: sức khỏe của nền kinh tế; chi phí kinh doanh; môi trường kinh doanh; chất lượng lực lượng lao động.

Theo đó, sức khỏe của nền kinh tế là tổng hợp các chỉ số về nền kinh tế thông thường, bao gồm GDP bình quân đầu người, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ người trưởng hành có tài khoản ngân hàng...

Mặc dù Việt Nam nằm trong top những quốc gia có tỉ lệ người thất nghiệp thấp trong khu vực châu Á (chỉ 2,3%, cao nhất là Ấn Độ với 6,1%) nhưng lại là quốc gia có GDP bình quân đầu người áp chót với 2.171 USD. Số lượng người trưởng thành có tài khoản ngân hàng cũng chỉ ở mức 39,5% trong khi Trung Quốc là quốc gia sở hữu tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng lên đến 97,1% mặc dù tỉ lệ thất nghiệp lại cao hơn Việt Nam (3,9%).

Đối với chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo của World Bank đề cập đến các hạng mục bao gồm chi phí vay, thuế suất và tiền lương. Với nhóm tiêu chí này, Việt Nam đứng vị trí thứ 4 sau Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia.

Thuế suất thuế doanh nghiệp là yếu tố quyết định cho tất cả các doanh nghiệp. Đối với Singapore, trong khi là một quốc gia có chi phí đắt đỏ điều hành doanh nghiệp nhưng chính phủ lại có mức ưu đãi thuế cho các công ty khởi nghiệp. Miễn trừ thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập bao gồm 75% số tiền kiếm được là 100.000 đô la Singapore đầu tiên và 50% cho 100.000 đô la Singapore tiếp theo. Sự miễn giảm này giúp cho thành lập doanh nghiệp mới đỡ tốn kém hơn.

Trong khi đó, Việt Nam đang có mức thuế theo luật là 20% nhưng vấn đề miễn và giảm thuế vẫn chưa thực sự rõ ràng. Với tiêu chí về môi trường kinh doanh, Việt Nam lại đạt điểm số khá thấp và phải đứng áp chót trong số 12 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo đó, với mức độ dễ dàng trong việc khởi nghiệp, thứ hạng của Việt Nam là 9/12, cơ sở hạ tầng là 11/12. Trong khi đóvới tiêu chí này, Hồng Kông là giữ vị trí lần lượt là 1/12 và 2/12; Singapore có thứ hạng tương đương là 2/12 và 1/12. Với tiêu chí về chất lượng lao động, Việt Nam đứng cuối bảng khi tỉ lệ tốt nghiệp đại học Việt Nam chỉ đạt 6,7% so với Singapore là 42,9%.

Khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm và ngân hàng đầu tư đang hoạt động ở Việt Nam và số này đang tăng lên. Tuy nhiên, khảo sát trên của World Bank phần nào lý giải, mặc dù một số startup đã trở nên nổi tiếng như VNG, Tiki, Foody, Kyna... nhưng startup Việt Nam chưa có nhiều công ty có tiềm năng trở thành “kỳ lân” (có giá trị từ 1 tỉ USD trở lên).

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn chập chững. Ở những quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển, công ty khởi nghiệp có thể huy động tới 1 triệu USD cho 10% cổ phần. Nhưng ở Việt Nam, với cùng tỉ lệ cổ phần, họ chỉ huy động được 100.000 USD hoặc 200.000 USD.

Nếu không cải thiện các chỉ số khởi nghiệp, startup Việt Nam sẽ thụt lùi so với khu vực. Kéo theo đó, sự sôi nổi trong làn sóng “quốc gia khởi nghiệp” chỉ là một phong trào.

Theo Đức Tiến/Nhịp Cầu Đầu Tư
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
World Bank: Việt Nam xếp cuối bảng về điều kiện khởi nghiệp