Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo được khởi công xây dựng vào tháng 4.2013, hứa hẹn sẽ là “thánh đường” cho bộ môn nghệ thuật cải lương của TP.HCM và Nam Bộ. Nhà hát được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí lên tới 132 tỉ đồng… Thế nhưng, sau 4 tháng thanh tra, cơ quan chức năng của TP.HCM đã kết luận công trình này có hàng loạt sai phạm.
Nhà hát trong mơ?
Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo (còn gọi là Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang) được xây dựng trên nền cũ của rạp hát Hưng Đạo tại địa chỉ 136 đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM. Theo như giới thiệu trên trang web của nhà hát thì đây là một công trình văn hóa trọng điểm của thành phố, nhằm gìn giữ phát triển giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; quy tụ, đào tạo tài năng nghệ thuật cải lương của TP.HCM và Nam Bộ. Với tổng kinh phí 132,29 tỉđồng, công trình có diện tích sàn xây dựng 6.358m2, gồm 5 tầng, chiều cao 34m, kết hợp kiến trúc hiện đại với các yếu tố truyền thống. Trong công trình được chia thành các phòng: biểu diễn; sân khấu thể nghiệm; văn phòng; đào tạo; truyền thống; thư viện và khu sản xuất băng đĩa…
Công trình được Ban Quản lý xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP.HCM(nay là Sở Văn hóa Thể thao TP) làm chủ đầu tư với kinh phí 132 tỉđồng từ ngân sách. Khởi công xây dựng từ tháng 4.2013, sau nhiều lần đình trệ đến ngày 30.4.2015 thì nhà hát mới được khánh thành và bàn giao cho Ban giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang.
Giấc mơ thànhdang dở
Tuy nhiên, một năm sau khi bàn giao, nhà hát vẫn nằm trong tình trạng đắp chiếu không hoạt động được. Nguyên nhân chính là có đến 10 hạng mục không được Ban giám đốc nhà hát chấp nhận. Trong quá trình xây dựng, nhà đầu tư không tôn trọng ý kiến đóng góp của những người làm chuyên môn sân khấu dẫn đến sàn diễn trên sân khấu chính nhỏ hơn so với rạp cũ, gây khó khăn cho việc dàn dựng những vở cải lương hoành tráng quy tụ nhiều diễn viên, diễn xuất cùng một lúc, khi sân khấu chỉ chứa khoảng 10 người. Dàn đèn không hiện đại và kém chất lượng, vị trí cũng đặt không hợp lý nên khó đảm bảo an toàn với khán giả. Hệ thống âm thanh đặt ngay dưới thính phòng chiếm khá nhiều diện tíchvốn rất chật hẹp dành cho khán giả. Nhà hát cũng không thiết kế hố nhạc công, vì vậy nếu nhạc công ngồi vào sẽ án ngữ tầm nhìn người xem…
Trong khi đó nhiều hạng mục công trình lại được đầu tư xây dựng khá tốn kém và không cần thiết đối với một đơn vị hoạt động nghệ thuật. Đơn cử như phòng làm việc của giám đốc nhà hát được xây một bể tắm sang trọng như trong khách sạn.
Trước thực trạng đó, giới nghệ sĩ cải lương của thành phố tỏ ra khá hụt hẫng và vô cùng bức xúc với thiết kế của công trình này, nơi được kỳ vọng là “nhà hát trong mơ” của các nghệ sĩ.
Thanh tra vào cuộc
Trước những bất cập trên, UBND TP.HCM đã chỉ đạo cho Thanh tra thành phố tiến hành vào cuộc để xử lý những sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện dự án Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo) theo quy định, báo cáo kết quả cho Thường trực Thành ủy và Thường trực UBND thành phố.Tiếp đó đến tháng 2.2016, Chánh thanh tra TP ban hành quyết định Thanh tra số 47/QĐ-TTTP về việc thanh dự án xây dựng Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo tại số 136 đường Trần Hưng Đạo, quận 1.
Sau hơn 4 tháng làm việc, đến ngày 11.7.2016, Thanh tra TP đã có kết luận chính thức về những sai phạm trong quá trình xây dựng Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo. Kết luận này cũng đưa ra nhiều đề nghị xử lý trách nhiệm với các cá nhân tổ chức có liên quan.
Sai phạm trong đấu thầu
Từ báo cáo kết luận của Thanh tra thành phố cho thấy dự án có 13 gói thầu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, trong đó 10 gói thầu có giá trị dưới 500 triệu đồng. Ban quản lý dự án thực hiện hình thức đấu thầu rút gọn. Tuy nhiên, có 6 gói thầu không thực hiện thương thảo hợp đồng là không đúng với quy định nếu căn cứ vào Nghị định 85/2009/NĐ/CP của Chính phủ ban hành vào ngày 15.10.2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng.
Gói thầu Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán công trình, Ban quản lýký thêm với Công ty TNHH Kiến Trúc và Xây dựng miền Nam – ACSA hai phụ lục điều chỉnh giá gói thầu trong khi trước đó hợp đồng đã được thanh lý là không đúng quy định về việc ký kết hợp đồng.
Về việc xây dựng hồ sơ yêu cầu của gói thầu tư vấn giám sát thi công xây lắp, ban quản lý dự án lập hồ sơ không yêu cầu về năng lực tài chính của nhà thầu; việc kiểm tra hồ sơ đề xuất của Công ty cổ phầnThành Trung chưa chặt chẽ, hợp đồng kinh nghiệm không đính kèm biên bản thanh lý hợp đồng, không có tài liệu xác định cấp công trình.
Riêng gói thầu “Ghế khán phòng” Côngty Tư vấn thiết kếxây dựng M.E.C.C tư vấn lập hồ sơ mời thầu về “Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu”, đối với nội dung yêu cầu hợp đồng tương tự có giá trị từ 4 tỉđồng trở lên, không yêu cầu cung cấp, lắp đặt ghế nên không phù hợp với hồ sơ mời thầu của gói ghế khán phòng là thực hiện không đúng quy định tại thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10.2.2010 của Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định chi tiết về lập hồ sơ mua sắm hàng hóa.
Gói thầu “Ghế khán phòng” do Công ty TNHH Xây dựngThể thao Thành Phát thực hiện, các bên tham gia không thực hiện việc ký lưu mẫu ghế đã được thống nhất lựa chọn làm cơ sở nghiệm thu. Hồ sơ thiết kế chưa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (TCVN 9396-2012). Tiêu chuẩn yêu cầu là so le vị trí giữa các hàng ghế, dẫn đến việc thi công đã hoàn chỉnh theo thiết kế phải chỉnh sửa, tháo chỉnh sửa gây lãng phí. Nhà thầu này cũng không bố trí ghếvà vị trí ngồi cho người khuyết tật.
Đối với gói thầu cung cấp thiết bị âm thanh ánh sáng, Công ty Tư vấn thiết kếxây dựng M.E.C.C tư vấn lập hồ sơ mời thầu không đạt yêu cầu nhà thầu đảm bảo có hợp đồng cung cấp tương tự với hàng hóa của gói thầu đang xét về chủng loại, tính chất quy mô.3hợp đồngcủa Côngty cổ phầnLê Bảo Minh đưa vào hồ sơ dự thầu đều chưa đạt điều kiện tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm nhà thầu. Thực hiện không đúng trong việc lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10.2.2010 của Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Côngty cổ phầnLê Bảo Minh cung cấp các thiết bị âm thanh có sai lệch kýmã hiệu gồm 11 hạng mục hàng hóa với tổng giá trị đã bao gồm thuế là hơn 2 tỉ đồng; sai lệch xuất xứ, nguồn gốc của 24 thiết bị đèn Parlet Robe, Leb foce18 RGBW 26 with bandoorvới giá dự thầu là hơn 1,1 tỉ đồng.
Gói thầu “Trạm biến áp 800KVA” do Công tyThương mại dịch vụ xây dựng Năng Lượng Việt thực hiệnnhật ký công trình ghi chép sơ sài, không thể hiện đầy đủ quá trình thi công, xây dựng, nghiệm thu. Tháng 4.2015 mới có kết quả thí nghiệm nhưng các bênđã ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng từ ngày 31.3.2015 là không đúng trình tự.
Công ty cổ phầnThành Trung thực hiện công tác giám sát thi công nhưng thiếu trách nhiệm để cho nhà thầu thi công là Côngty Lê Bảo Minh đưa các thiết bị vào công trình (chưa lắp đặt) có sai lệch ký mã hiệu gồm 11 mục hàng hóa thiết bị âm thanh và sai lệch nguồn gốc xuất xứ của 24 thiết bị đèn chuyên dụng cho sân khấu.
Ngoài ra, còn hàng loạt các sai phạm khác được thanh tra nêu ra trong phần kết luận về sai phạm trong công tác đấu thầu và thi công dự án Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo.
Sai phạm trong thiết kế xây dựng
Kết luật thanh tra về thiết kế xây dựng Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo, Thanh tra thành phố đã chỉ ra những vấn đề sai phạm nổi cộm như sau:
Trong qua trình triển khai thực hiện dự án, do năng lực của chủ đầu tư và một số đơn vị tư vấn yếu kém, chưa có nhiều kinh nghiệm đối với loại hình đặc thù về nghệ thuật cải lương. Tại thời điểm ban đầu lập dự án, về quy mô số lượng chỗ ngồi theo thiết kế là 628 khán giả (không kể sân khấu thể nghiệm là 300 chỗ) thì yêu cầu về diện tích khuôn viên tối thiểu là 3.768m2, tuy nhiên diện tích khu đất sử dụng cho dự án chỉ 929 m2 là không bảo đảm so với quy chuẩn quy định của nhà nước về tiều chuẩn “Nhà hát – Khán phòng”.
Cũng theokết luận của Thanh tra thành phố, chủ đầu tư Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang giai trong đoạn từ năm2008 đến năm2012 đã chọn đơn vị tư vấn không đủ năng lực vàkinh nghiệm để lập dự án, điều chỉnh các nội dung so với thiết kế cơ sở như lối đi - hành lang độ dốc khán phòng, cao độ sàn tầng trệt, chiều cao của các tầng, số ghế ngồi, thêm thang máy, thay đổi tầng lửng lầu 1, mặt đứng của công trình…
Nhà hát thiếu kinh nghiệm, không có năng lực quản lý dự ánđầu tư xây dựng, không giám sát đơn vị tư vấn thiết kế dẫn đến việc triển khai kéo dài, gây lãng phí thời gian và kinh phí đầu tư. Dự án đã được phê duyệt từ tháng 8.2009 nhưng nhà hát chậm trễ trong việc thực hiện công tác thiết kế - tổng dự toán, tổ chức đấu thầu thi công, triển khai thi công chậm và không phù hợp quy định.
Công tác thiết kế một số hạng mục chưa phù hợp với mục đích sử dụng cho loại hình sân khấu nghệ thuật cải lương. Dự án thay đổi chủ đầu tư và điều chỉnh thay đổi thiết kế nhiều lần dẫn đến việc thực hiện dự án kéo dài từ tháng 11.2007 đến tháng3. 2015.
Sàn diễn chính thiết kế 10m2 là chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn theo quy định tại Bảng 5 đối với dung tích khán phòng cỡ 401 - 800 khán giả theo quy định của Bộ Xây dựng.
Vị trí lắp đặt ghế ngồi khán giả, bàn điều khiển âm thanh, ánh sáng tại khán phòng chính bố trí chưa phù hợp theo yêu cầu của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang.
Đơn vị tư vấn thiết kế trong quá trình lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán công trình đã thay đổi so với kết quả thẩm định thiết kế cơ sở và quyết định phê duyệt dự án của Sở Xây dựng TP.HCM là thực hiện chưa đúng quy định.
Từ năm 2012, chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM phê duyệt thiết kế bản vẽ thi côngvà tổng dự toán, thay đổi thiết kế so với kết quả thẩm định thiết kế cơ sở và quyết định phê duyệt dự án của Sở Xây dựng TP là không thực hiện đúng quy định.
Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM thiếu kiểm tra đôn đốc chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Việc Sở giao cho các đơn vị làm chủ đầu tư thiếu năng lực quản lý đó là Ban quản lý xây dựng đầu tư công trình văn hóa thông tin sau đó chuyển sang cho Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang tiếp đến lại chuyển cho Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch (nay là Sở Văn hóa Thể thao) dẫn đến thiết kế nhà hát chuyên dụng luôn phải điều chỉnh thay đổi quy mô làm dự án kéo dài và lãng phí.
Các nội dung sai sót nêu trên trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư dự án (theo từng thời kỳ), các tổ chức đơn vị tham gia thực hiện các gói thầu của dự án, Sở Văn hóa Thể thao và Sở Xây dựng.
Kiến nghị các biện pháp xử lý
Từ nhữngkết luận nêu trên, ôngNguyễn Long Tuyền, Chánh thanh tra thành phố kiến nghị Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo:
- Đối với Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM:
Giao cho Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa Thể thao (chủ đầu tư) xem xét các kiến nghị của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang liên quan đến việc điều chỉnh một số hạng mục của công trình,nhưng không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình trong thời gian sớm nhất để đáp ứng yêu cầu và bàn giao công trình cho Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang tiếp tục kế hoạch hoạt động của nhà hát.
Chủ trì chọn đơn vị kiểm định độc lập để thực hiện thẩm định chất lượng và định giá lại đối với các danh mục hàng hóa, thiết bị sai lệch mã ký hiệu không đúng xuất xứ theo kết luận thanh tra. Báo cáo kết quả, đề xuất hướng xử lý trình UBND TP quyết định.
Trong kết luận, Chánh thanh tra thành phố kiến nghị Chủ tịch UBND TP chỉ đạo cho Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các tổ chức đơn vị tham gia thực hiện dự án. Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (giai đoạn đầu tư) và các cá nhân có liên quan như đã nêu trong phần kết luận.
- Đối với Sở Xây dựng:
Giao cho Giám đốc Sở Xây dựng phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao xem xétcác kiến nghị của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang liên quan đến việc điều chỉnh một số hạng mục của công trình của nhà hát. Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình. Xem xét yêu cầu của chủ đầu tư và các bên có liên quan, kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục hoặc toàn bộ công trình theo quy định của nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm các cá nhân có sai sót trong việc thẩm định thiết kế cơ sở phê duyệt dự án ban đầu theo kết luận thanh tra. Báo cáo kết quả việc thực hiện cho UBND TPvà Thanh tra TP.
Ngoài ra, ông Nguyễn Long Tuyền, Chánh thanh tra thành phố kiến nghị Chủ tịch UBND TP xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định tại điều 40 Luật Thanh tra năm 2010.
Tiểu Vũ