Năm 2025, xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt hơn có thể vượt mốc 10 tỉ USD trở lại mốc 11 tỉ USD của năm 2022. Tuy nhiên, năm 2025 cũng là năm ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD trong năm 2025

Tuyết Nhung 01/01/2025 21:30

Năm 2025, xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt hơn có thể vượt mốc 10 tỉ USD trở lại mốc 11 tỉ USD của năm 2022. Tuy nhiên, năm 2025 cũng là năm ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.

Về cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam năm 2025, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ngày 1.1.2025 cho biết, đầu tiên cơ hội phải kể đến là nền kinh tế hồi phục, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu có chiều hướng tích cực hơn.

tom-xuat-khau.jpeg
Tôm là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam - Ảnh: IT

Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã ghi nhận sự phục hồi trong năm 2024, dù mức độ tăng trưởng có sự phân hóa rõ rệt giữa các quốc gia. Thị trường thủy sản toàn cầu, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc, sẽ tiếp tục duy trì nhu cầu cao. Các thị trường như châu Phi, Đông Nam Á và Trung Đông cũng có thể mở rộng, tạo cơ hội cho các sản phẩm thủy sản chất lượng cao từ Việt Nam.

Tiếp đến, Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do, đang đàm phán 3 hiệp định. Những hiệp định thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định EVFTA (với EU) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), giúp giảm thuế xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường và nâng cao sức cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn bị kiềm chế bởi những bất ổn địa chính trị.

Xu hướng chuyển dịch sang xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng cũng mang đến một cơ hội đặc biệt cho xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam khi phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng không chỉ là xu hướng mà còn là chiến lược quan trọng để ngành thủy sản Việt Nam mở rộng và giữ vững vị thế trên các thị trường.

Đặc biệt là xu hướng sản xuất phụ phẩm từ các nguồn nguyên liệu thủy sản mang lại cơ hội để gia tăng giá trị cho ngành thủy sản, thực hiện tiêu chí kinh tế tuần hoàn, giảm ảnh hưởng môi trường...

Với chính sách thuế mới của Mỹ, nếu Mỹ tăng thuế đối với các sản phẩm thủy sản từ các quốc gia đối thủ như Trung Quốc, điều này có thể tạo cơ hội cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam để thay thế, nhất là khi chất lượng thủy sản Việt Nam được đánh giá cao và giá cả cạnh tranh hơn. Thị trường Mỹ có thể tìm đến Việt Nam như một nguồn cung thay thế khi các sản phẩm từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thuế cao hơn.

Chính sách thuế tăng của Mỹ vào năm 2025 sẽ có những tác động lớn đến ngành thủy sản Việt Nam, nhưng doanh nghiệp Việt Nam cũng đồng thời đối mặt với nhiều thách thức lớn như chi phí xuất khẩu tăng và rủi ro bị áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.

Về thách thức, VASEP cho rằng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn lợi thủy sản, nhất là thủy sản nuôi trồng. Tình trạng nước biển dâng, thay đổi nhiệt độ và nguồn nước ô nhiễm có thể gây khó khăn cho sản xuất nguyên liệu thủy sản, nguy cơ dịch bệnh làm giảm nguồn cung và chất lượng nguyên liệu.

Trong khi đó, các quốc gia sản xuất thủy sản lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Ecuador cũng đang nỗ lực gia tăng sản lượng và chất lượng thủy sản xuất khẩu. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng sản phẩm cho thủy sản Việt Nam.

Các yếu tố như giá thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu và chi phí vận chuyển tăng cao có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thủy sản. Điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Chiến tranh thương mại cũng là rào cản thị trường cho xuất khẩu thủy sản năm tới. Chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể gây ra những xáo trộn lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này có thể dẫn đến thay đổi trong giá cả nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển, từ đó tác động đến giá xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thẻ vàng IUU, các biện pháp bảo vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc các quy định khắt khe về chất lượng và môi trường có thể làm tăng chi phí, giảm nguồn cung, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Ngoài ra, những biến động địa chính trị có thể ảnh hưởng đáng kể đến thương mại thủy sản của Việt Nam, vì ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong xuất khẩu và nền kinh tế quốc gia. Các yếu tố địa chính trị có thể tác động theo nhiều cách khác nhau, từ thay đổi trong chính sách thương mại đến những căng thẳng trong khu vực có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm gây lãng phí lớn để làm gương
một giờ trước Theo dòng thời sự
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình yêu cầu tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm gây lãng phí lớn để làm gương.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD trong năm 2025