Hoạt động xuất khẩu và xuất siêu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khu vực FDI với tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này chiếm 73,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Xuất khẩu và xuất siêu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khu vực FDI

Lam Thanh | 02/10/2021, 14:48

Hoạt động xuất khẩu và xuất siêu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khu vực FDI với tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này chiếm 73,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ tư diễn biến nghiêm trọng. Trong quý 3/202, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện giãn cách xã hội, trong đó có thủ đô Hà Nội và TP.HCM – đầu tàu kinh tế của cả nước.

Trong các tháng cuối năm 2021, nền kinh tế vẫn tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Cụ thể là giải ngân vốn đầu tư công thấp, ước tính đến đầu tháng 9.2021 mới đạt 40,6% kế hoạch, thấp hơn so với vùng kỳ năm 2020 (là 46,41%). Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp, chỉ đạt 7,94% (cùng kỳ năm 2020 đạt 21,26%).

Đáng chú ý, tính đến đầu tháng 9 năm 2021, chỉ có 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 40% kế hoạch (như Thanh Hóa (72,1%), Thái Bình (67,5%), Nam Định (63,6%), Hưng Yên (61,6%), Lâm Đồng (55,6%)) và có tới 18 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 30%.

Trong đó có 21 bộ và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% (trong đó, 4 bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn), đặc biệt tại một số địa phương có dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài như như TP.HCM, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi.

cn.jpg
Xuất khẩu phụ thuộc vào FDI

Theo NCIF, có nhiều nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn đầu tư công thấp như năm 2021 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Do vậy, những tháng đầu năm 2021 chủ yếu thực hiện các bước chuyển tiếp của giai đoạn; một số nhiệm vụ, dự án khởi công mới chỉ được giao kế hoạch sau khi Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được thông qua; tổ chức bộ máy chính quyền các cấp mới được kiện toàn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác chỉ đạo điều hành tại một số nơi…

Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào cho thi công tăng (đặc biệt là sắt, thép xây dựng, xi măng, cát, sỏi,…) ảnh hưởng tới tiến độ thi công, đặc biệt là phương án tài chính khi thực hiện dự án.

Một nguyên nhân nữa là dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên diện rộng khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện và giải ngân các dự án.

Một số địa bàn, cơ sở, xã, phường, khu công nghiệp… phải áp dụng biện pháp phong tỏa, giãn cách, theo đó, công nhân, chuyên gia, tư vấn phải về nhà, hoặc thực hiện “3 tại chỗ” nhưng việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào, thiết bị để triển khai thi công lại bị giãn đoạn.

Các địa phương – nhất là các địa phương có dịch bệnh – ưu tiên nguồn lực cho chống dịch nên phần nào cũng ảnh hưởng tới giải ngân đầu tư công.

“Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp trong suốt những tháng đầu năm 2021 đến nay phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực, giảm năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế”, NCIF nêu.

Xuất khẩu phụ thuộc vào FDI

NCIF cũng cho hay hoạt động xuất khẩu và xuất siêu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khu vực FDI với tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này chiếm 73,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp ở các trung tâm công nghiệp và kinh tế trọng điểm của cả nước như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An…, động lực tăng trưởng nhờ thặng dư thương mại trở nên thiếu chắc chắn do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên những khó khăn do dịch bệnh COVID-19, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng tới còn chịu nhiều tác động tiêu cực do giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải, logistics tăng mạnh.

Một thách thức nữa là sức chống chịu của doanh nghiệp yếu dần qua các đợt dịch bệnh. Dịch bệnh tiếp tục căng thẳng làm trầm trọng thêm các khó khăn của ngành và doanh nghiệp. Tác động tiêu cực của làn sóng COVID-19 thứ tư thể hiện rõ rệt trong tháng 8 và 9.2021 khi lưu thông hàng hóa bị gián đoạn, làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng.

NCIF nêu, không chỉ gặp khó khăn về tiến độ đầu tư và sản xuất, không đủ nguyên vật liệu do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, doanh nghiệp còn phải chịu chi phí lớn để duy trì “3 tại chỗ” nhưng không đủ lao động để đáp ứng các đơn hàng.

“Nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng cầm cự nếu dịch bệnh và giãn cách còn tiếp tục kéo dài. Nguy cơ bị thay thế với các doanh nghiệp trong nước khi không đảm bảo được sự liền mạch trong chuỗi sản xuất hàng hóa là hiện hữu khi 18% doanh nghiệp EU tại Việt Nam đã chuyển đơn hàng sang nước khác, 16% đang được cân nhắc”, NCIF nhấn mạnh.

Ngoài ra, NCIF cho hay doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với chi phí đầu vào (chi phí nguyên, nhiên vật liệu, vận tải, kho bãi, chi phí “3 tại chỗ”) tăng và trong tương lai gần, doanh nghiệp cũng sẽ phải tăng giá bán sản phẩm khi không thể chịu nổi các chi phí tăng thêm.

Bài liên quan
Bất ngờ cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng hơn 40 lần
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11.2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4.270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ năm 2023.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu và xuất siêu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khu vực FDI