Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo sẽ làm giá gạo thế giới tăng mạnh. Giới chuyên gia dự báo giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Thời cho gạo Việt 'lên ngôi'

Tuyết Nhung | 22/07/2023, 11:04

Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo sẽ làm giá gạo thế giới tăng mạnh. Giới chuyên gia dự báo giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Việt Nam hưởng lợi

Ngày 20.7, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ra thông báo số 20/2023 về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường (phi Basmati), quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Động thái này nhằm kiểm soát giá lương thực nội địa tăng cao.

xuat-khau-gao-.jpg

Một số trường hợp được tiếp tục xuất khẩu gồm: Lô hàng bắt đầu đưa lên tàu trước thời điểm thông báo; các lô hàng đã có hóa đơn vận tải đã được điền, con tàu đã cập cảng Ấn Độ và thứ tự bốc hàng lên tàu đã được cấp.

Lô hàng đã được chuyển cho hải quan trước khi thông báo và đã được đăng ký trên hệ thống hải quan điện tử hoặc lô hàng đã đưa vào kho hải quan để xuất khẩu trước thời điểm thông báo. Thời điểm xuất khẩu các lô hàng này là đến 31.8.2023.

Lô hàng được xuất khẩu theo giấy phép của Chính phủ Ấn Độ tới các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu An ninh lương thực và dựa trên đề nghị của Chính phủ nước đó.

Lệnh dừng xuất khẩu gạo được Ấn Độ đưa ra trong bối cảnh giá gạo tại nước này đã tăng hơn 11,5% trong vòng 1 năm qua và 3% chỉ trong tháng vừa qua. Các diễn biến thời tiết không thuận trong vụ lúa xuân hè càng thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ đi tới quyết định này.

Giới chuyên gia cho biết các nhà nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của chính phủ Ấn Độ có thể chuyển sang tìm kiếm các nguồn cung thay thế trong khu vực ASEAN như Thái Lan và Việt Nam.

Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ do lo ngại nguồn cung ngày càng tăng. Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 515-525 USD/tấn. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2011.

Người mua có thể chuyển sang gạo Thái Lan và Việt Nam, nhưng loại gạo 5% tấm của hai nước này có thể tăng giá tới 600 USD/tấn trong thời gian tới trước bối cảnh Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo. Trung Quốc và Philippines là những nước thường mua gạo Việt Nam, buộc phải trả giá cao hơn đáng kể.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước dự báo trong ngắn hạn, giá gạo xuất khẩu của Việt nam sẽ tăng khoảng 10-15 USD/tấn.

Ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ cao Trung An (TP.Cần Thơ) chia sẻ, giá gạo xuất khẩu của công ty ở thời điểm hiện tại đang cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 20% do nguồn cung lương thực trên thế giới bị thiếu hụt. Trong khi đó, hiện tượng El Nino cũng ảnh hưởng đến mùa màng, làm giá gạo toàn cầu tăng vọt lên mức cao nhất trong hai năm vừa qua.

"Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, nguồn cung gạo trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Điều này khiến chúng ta có lợi thế rất lớn về xuất khẩu. Từ vụ lúa Đông xuân năm nay, Việt Nam có sản lượng tăng vượt trội, giá gạo đang ở mức rất tốt nên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang được hưởng lợi lớn", ông Phạm Thái Bình nói.

Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp

Trước thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã có khuyến cáo đến Hiệp hội Lương thực và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, việc Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế hoạt động xuất khẩu gạo sẽ tác động đến thị trường thương mại gạo toàn cầu. Do vậy, để góp phần góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa; bình ổn giá thóc, gạo trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các thương nhân thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15.8.2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, việc thu mua thóc, gạo hàng hóa nhằm đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước và đảm bảo an ninh lương thực.

Cục cũng đề nghị các thương nhân chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, tổ chức phương án sản xuất, xuất khẩu phù hợp, đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả.

Đề nghị các thương nhân nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về lượng thóc, gạo tồn kho, tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15.8.2018, gửi về Cục Xuất nhập khẩu và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu cũng yêu cầu các thương nhân chủ động trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, báo cáo Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình cung ứng, lưu thông thóc, gạo trên thị trường trong nước và quốc tế để có giải pháp ứng phó kịp thời.

Song song đó, Cục Xuất nhập khẩu cũng gửi văn bản hỏa tốc tới Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đề nghị Hiệp hội tăng cường đôn đốc các hội viên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn tổ chức thu mua và tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành.

Cục cũng đề nghị Hiệp hội này yêu cầu các hội viên thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 107 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định, đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, Cục này đề nghị Hiệp hội tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường gạo; chủ động trao đổi, tổng hợp ý kiến của hội viên về khó khăn, vướng mắc phát sinh trong cung ứng, lưu thông gạo trên thị trường trong nước và quốc tế để báo cáo và đề xuất giải pháp phù hợp với các Bộ, ngành liên quan.

Bài liên quan
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt Thái Lan, vươn lên dẫn đầu thế giới
Khoảng 1 tháng qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng và đã vượt qua giá gạo cùng chủng loại của nhiều nước, vươn lên dẫn đầu thế giới. Đây là thông tin phát ra từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Thời cho gạo Việt 'lên ngôi'