Để giảm thiểu rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng và đảm bảo “chủ quyền kỹ thuật số”, Ấn Độ đang trải thảm đỏ mời các nhà sản xuất chip đến nước này hoạt động.

Ấn Độ chào đón các nhà sản xuất chip

Cẩm Bình | 10/01/2022, 09:47

Để giảm thiểu rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng và đảm bảo “chủ quyền kỹ thuật số”, Ấn Độ đang trải thảm đỏ mời các nhà sản xuất chip đến nước này hoạt động.

Từ ngày 1.1.2022, chính phủ Ấn Độ sẽ bắt đầu chấp nhận các đề xuất từ các nhà sản xuất chip quốc tế. Đây là một phần trong chính sách đầy tham vọng nhằm biến quốc gia Nam Á thành trung tâm thiết kế và sản xuất hệ thống điện tử toàn cầu.

Ấn Độ dự tính chi đến 2,3 nghìn tỉ rupee cho chính sách trên, trong đó 760 tỉ rupee đầu tư cho sản phẩm hiển thị và sản phẩm bán dẫn ở tất cả các khâu thiết kế, thử nghiệm, chế tạo và đóng gói.

Với đơn vị nộp đơn xin thành lập cơ sở chế tạo sản phẩm hiển thị và sản phẩm bán dẫn, chính phủ có thể hỗ trợ lên đến 50% chi phí dự án, giảm một nửa chi phí hợp lệ cho công ty thiết kế sản phẩm bán dẫn. Chính phủ cũng lập nên “Sáng kiến Sản phẩm bán dẫn Ấn Độ” quy tụ nhiều chuyên gia quốc tế phụ trách đề ra chiến lược dài hạn cho lĩnh vực này.

Ông Rajeev Khushu - Chủ tịch Hiệp hội Sản phẩm điện tử và Sản phẩm bán dẫn Ấn Độ - đánh giá chính sách trên đã được xem xét kỹ lưỡng: “Không giống trước đây chỉ đưa ra sáng kiến theo kiểu chẳng có gì để thương lượng, chính sách lần này mang tính khuyến khích người sẵn sàng đầu tư vào ngành bán dẫn Ấn Độ”.

asemi.jpg
Nhiều nước đẩy mạnh mời gọi nhà sản xuất chip đến nước mình lập xưởng - Ảnh: Reuters

Sản phẩm bán dẫn nổi lên là mặt hàng chiến lược không thể thiếu kể từ khi chúng trở thành linh kiện quan trọng trong hàng loạt thiết bị dùng hàng ngày như điện thoại thông minh, TV, ô tô,… Nỗ lực thu hút các nhà sản xuất chip của Ấn Độ được thực hiện trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt chip nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp.

3/4 năng lực sản xuất chip toàn cầu tập trung tại Đông Á, sự kiện bất ngờ như thiên tai hay cơ sở hạ tầng ngừng hoạt động có thể tạo ra lỗ hổng lớn.

Bộ trưởng Công nghệ - Thông tin Ấn Độ Ashwini Vaishnaw tháng trước tuyên bố: “Nền kinh tế mà không chú ý đến sản phẩm bán dẫn - kiểm soát, chất lượng, thiết kế - và phát triển nhân tài thì không thể nào tiến bộ”. Ông cho biết Ấn Độ mong đợi hàng chục nhà sản xuất chip bắt đầu lập cơ sở sản xuất địa phương trong vòng 2 - 3 năm tới.

Ông Randhir Thakur - Phó chủ tịch cấp cao của Intel - lên tiếng ca ngợi ưu đãi mà chính phủ Ấn Độ đưa ra, tuy nhiên chưa rõ hãng này có kế hoạch lập xưởng tại Ấn Độ hay không.

Thị trường bán dẫn Ấn Độ được định giá 15 tỉ USD vào năm 2020 và ước tính đạt 63 tỉ USD vào năm 2026. Nhiều công ty đều chọn quốc gia Nam Á làm nơi đặt cơ sở nghiên cứu - phát triển, nhưng họ chưa có cơ sở sản xuất thương mại quy mô lớn. Ông Khushu chỉ ra một số nguyên nhân: chi phí để lập cơ sở sản xuất rất cao, hạ tầng của Ấn Độ chưa đủ phát triển.

Trong cuộc đua chào đón các nhà sản xuất chip, Ấn Độ phải cạnh tranh mạnh mẽ với vài đối thủ đáng lưu ý như Việt Nam hay Trung Quốc.

Bài liên quan
Nga phản ứng về việc người Ấn Độ bị lôi kéo tham gia chiến sự tại Ukraine
Cái chết của Binil Babu, một thợ điện 32 tuổi từ bang Kerala, Ấn Độ, khi phục vụ cho quân đội Nga tại chiến trường Ukraine, đã làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về việc tuyển dụng người nước ngoài vào lực lượng vũ trang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
7 giờ trước Sự kiện
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ chào đón các nhà sản xuất chip