Về lĩnh vực công nghiệp ICT, một trong những nhiệm vụ trọng tậm năm 2022 là thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa thiết bị 5G sản xuất trong nước…

Thúc đẩy nghiên cứu, thương mại hóa thiết bị 5G sản xuất trong nước

Thu Anh | 07/01/2022, 19:22

Về lĩnh vực công nghiệp ICT, một trong những nhiệm vụ trọng tậm năm 2022 là thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa thiết bị 5G sản xuất trong nước…

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu, sản xuất thiết bị 5G

Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp ICT, theo Bộ TT-TT, trong năm 2021, Bộ đã tổ chức nhiều sự kiện nổi bật, trong đó phải kể đến việc công bố chính thức Hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam, phản ánh bức tranh toàn cảnh về ngành công nghiệp ICT với thông tin số liệu tổng hợp của hơn 64.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; gần 1.000 sản phẩm, dịch vụ ICT thương hiệu Việt và sản phẩm, dịch vụ Make in Vietnam.

Cùng với đó là hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu, sản xuất thiết bị 5G. Mục tiêu sớm triển khai mạng 5G bằng nội lực là chủ yếu, với công nghệ và thiết bị 5G do các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu và làm chủ sản xuất.

Bộ TT-TT cũng cho biết một số nhiệm vụ đã triển khai, gồm đầu tư triển khai thiết lập mạng 5G ở phường Bách Khoa có quy mô rộng với đầy đủ các trạm Macro 8T8R và Micro, cùng với thiết bị truyền dẫn site router do Viettel nghiên cứu, sản xuất…

Kết nối và tổ chức các buổi họp trao đổi kỹ thuật kinh nghiệm nghiên cứu phát triển, sản xuất thiết bị mạng 5G giữa Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (VHT) với các chuyên gia 5G tại Pháp, các công ty công nghệ trên thế giới như Rakuten, Samsung, Fujitsu... để hỗ trợ VHT giải quyết các thách thức, khó khăn trong quá trình nghiên cứu, sản xuất.

thuc-day-nghien-cuu-thuong-mai-hoa-thiet-bi-5g-san-xuat-trong-nuoc.jpg
Mục tiêu sớm triển khai mạng 5G bằng nội lực là chủ yếu - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, Bộ TT-TT cũng nêu lên những khó khăn, khi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, quá trình chuyển đổi số toàn diện các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội đòi hỏi khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ số hoạt động và sản xuất kinh doanh.

Mặc dù doanh nghiệp công nghệ số đã được sử dụng trong một số văn bản định hướng của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhưng còn chồng chéo cách hiểu doanh nghiệp CNTT với doanh nghiệp công nghệ số, dẫn đến việc tổng hợp thông tin, số liệu, việc thực thi các chính sách ưu đãi, các chương trình, dự án, đề án phát triển của nhà nước không khả thi.

Theo Bộ TT-TT, chủ trương định hướng Make in Vietnam là đúng đắn nhưng nhiều địa phương chưa quan tâm, tập trung xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam (hơn 90%) là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên tiềm lực đầu tư cho nghiên cứu phát triển các sản phẩm, giải pháp, nền tảng công nghệ số mới còn hạn chế…

Trong năm 2022, Bộ TT-TT đặt trọng tâm hoàn thành lập đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số và xây dựng dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Ban hành chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14.1.2020.

Ngoài ra, xây dựng thương hiệu ngành công nghiệp ICT, Make in Vietnam, chương trình sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt. Thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa thiết bị 5G sản xuất trong nước.

Dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Vietnam

Về định hướng đến năm 2025, Bộ TT-TT nhấn mạnh: “Công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông với tầm nhìn và sứ mệnh mới là dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Vietnam, làm sản phẩm tại Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, giải quyết bài toán Việt Nam và từ đó vươn ra thế giới, biến Việt Nam thành quốc gia công nghệ, trong đó tỷ trọng Make in Vietnam vào năm 2025 đạt trên 45%”.

Ngoài ra, phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt số lượng 100.000 doanh nghiệp vào năm 2025. Hình thành một số doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt về công nghệ lõi, có năng lực nghiên cứu, sáng tạo, làm chủ công nghệ đối với sản phẩm, dịch vụ CNTT Make in Vietnam. Trong đó có ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên 1 tỉ USD vào năm 2025.

Cả nước có ít nhất 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp CNTT trên 1 tỉ USD. Hình thành từ 10 - 12 khu CNTT tập trung và thành viên chuỗi khu công viên phần mềm Quang Trung. Tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp CNTT bằng từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị tăng thêm của doanh nghiệp công nghệ số thực hiện Make in Vietnam tăng gấp 2 lần.

Hoàn thiện thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp CNTT, trọng tâm là xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số và chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030...

Bài liên quan
Dịch vụ 5G thử nghiệm sẽ được phủ sóng tại các khu công nghệ cao trong thời gian tới
Trong thời gian tới, với khả năng kết nối vạn vật, tốc độ cao, độ trễ thấp, dịch vụ 5G thử nghiệm sẽ được phủ sóng tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, nhà máy sản xuất thông minh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thúc đẩy nghiên cứu, thương mại hóa thiết bị 5G sản xuất trong nước