Chưa thoát dịch COVID-19, Ấn Độ tiếp tục phải gồng mình chiến đấu với dịch nấm đen, mầm bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 54%.

Ấn Độ gặp đại họa: Cùng lúc với dịch COVID-19 là dịch nấm đen với 12.000 ca nhiễm

Đan Thuỳ | 31/05/2021, 09:48

Chưa thoát dịch COVID-19, Ấn Độ tiếp tục phải gồng mình chiến đấu với dịch nấm đen, mầm bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 54%.

Cho tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng 12.000 ca nhiễm nấm đen, nhiều bang ở nước này đã phải tuyên bố đây là bệnh dịch.

Nấm đen là nhiễm trùng gây ra bởi một loại nấm thuộc nhóm Mucorales, thường ảnh hưởng đến bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy bệnh có tỷ lệ tử vong 54%. Nói cách khác, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với COVID-19 tỷ lệ tử vong từ 2 - 3%. Các chuyên gia nói rằng các yếu tố gây nên sự gia tăng đột biến gồm điều kiện vệ sinh không đạt chuẩn và việc lạm dụng một số loại thuốc trong bối cảnh đại dịch làm suy giảm hệ thống miễn dịch.

chua-thoat-khoi-covid-19-an-do-lai-bi-dich.jpg
Các ca nhiễm nấm đen ở Ấn Độ tiếp tục tăng vọt - Ảnh: Internet

Thông thường nấm đen là một loại nhiễm trùng hiếm gặp, nhưng dịch COVID-19 bị cho là đã châm ngòi cho số ca bệnh tăng vọt gần đây. Trong hàng nghìn ca nấm đen ở Ấn Độ ghi nhận trong vài tháng qua, đa số người bệnh là người đã khỏi hoặc đang được điều trị COVID-19. Những người bệnh nặng đi khám quá muộn đã phải làm phẫu thuật bỏ mắt, cắt xương hàm để ngăn nhiễm trùng lan lên não gây tử vong.

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh nấm đen thường là sưng mặt, nhức đầu, nghẹt mũi và những tổn thương màu đen trên mặt. Trước đây, những người bị ảnh hưởng của nấm đen thường là bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân ung thư hoặc người từng cấy ghép bộ phận cơ thể, những người bị suy giảm miễn dịch đặc biệt.

Không chỉ có vậy, các bác sĩ tại Vadodara cũng thông báo xuất hiện 8 trường hợp nhiễm một loại nấm mới được gọi là bệnh aspergillosis.

Cũng giống như nấm đen, aspergillosis là một bệnh nhiễm trùng do nấm aspergillus đã xuất hiện ở những người vừa mới khỏi COVID-19. Bệnh nấm phổi do nấm aspergillus gây ra chủ yếu được quan sát thấy ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ gây tử vong của loại nấm mới này được cho là không cao như nấm đen.

Hiện nay, AmBisome là thuốc duy nhất có thể dùng để trị liệu nấm đen. Theo phác đồ điều trị thông thường, một bệnh nhân nấm đen sẽ cần 5 - 7 liều AmBisome mỗi ngày trong vòng 42 ngày. Trung bình, mỗi bệnh nhân cần khoảng 250 liều AmBisome cho toàn bộ quá trình điều trị.

30096875156e884cff9563e2f20de331.png
Thuốc AmBisome - Ảnh: Internet

Với 12.000 bệnh nhân hiện tại, Ấn Độ cần trung bình 72.000 liều AmBisome/ngày và lượng thuốc dự trữ của nước này gần như đã cạn kiệt.

Ngày 30.5, Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ thông báo rằng một lô thuốc AmBisome đã được các công ty dược phẩm Mỹ như Gilead Sciences và Mylan gửi tới Ấn Độ. Tổng cộng, phía doanh nghiệp Mỹ hiện đã cung cấp cho Ấn Độ 200.000 liều AmBisome và con số này dự kiến tiếp tục tăng lên. Riêng Gilead dự kiến sẽ giao cho Ấn Độ khoảng 1 triệu liều.

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ gặp đại họa: Cùng lúc với dịch COVID-19 là dịch nấm đen với 12.000 ca nhiễm