Một đơn vị đang thi công ở giai đoạn thả bao tải cát đã cải tiến thiết bị kỹ thuật mới nhằm thay thế sức người. Thay vì lúc trước làm công đoạn thả bao tải cát phải cần hàng trăm người thì khi có thiết bị này, chỉ cần vài chục người mà công trình vẫn đảm bảo

An Giang: Cải tiến thiết bị kỹ thuật mới, đưa cát vào bao để thay thế sức người

22/04/2020, 15:51

Một đơn vị đang thi công ở giai đoạn thả bao tải cát đã cải tiến thiết bị kỹ thuật mới nhằm thay thế sức người. Thay vì lúc trước làm công đoạn thả bao tải cát phải cần hàng trăm người thì khi có thiết bị này, chỉ cần vài chục người mà công trình vẫn đảm bảo

Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Mỹ Luông đang đưa vào sử dụng thiết bị đóng bao tải cát với kỹ thuật mới do công ty tự sáng chế - Ảnh: Tô Văn

Ngày 22.4, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết, công trình thi công xây lắp hạng mục “Xử lý bảo vệ bờ” của dự án Chống sạt lở sông Hậu, đoạn P.Bình Khánh, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang, đang được thi công ở giai đoạn thả bao tải cát. Nhưng tại công trình này, máy móc được dùng thay thế cho lượng công nhân trước đó để đảm bảo các phương án phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, dự án kè chống sạt lở sông Hậu có chiều dài gần 1,6 km, do Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà thi công trong thời gian 300 ngày với các hoạt động như thả bao tải cát, trải vải địa kỹ thuật và thảm đá dằn vải để chống xói mòn... Tổng kinh phí xây dựng bờ kè này trên 160 tỉ đồng.

Công nhân cứ việc vô bao đầy và thả xuống - Ảnh: Tô Văn

Ông Phùng Mỹ Luông, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Mỹ Luông cho biết, hiện tại công ty ông chuyên thi công khắc phục sạt lở bằng hình thức thả bao tải cát. Công trình này công ty chỉ thi công phần nhân công đóng và thả bao cát xuống bờ sông, chiếm khoảng 30% khối lượng công trình trong hạng mục thả bao tải cát. Công ty đang đưa vào sử dụng thiết bị đóng bao tải cát với kỹ thuật mới do công ty tự sáng chế.

“Với thiết bị đóng bao tải cát với kỹ thuật mới được thiết kế đặc biệt gồm xà lan boong và 1 máng dài (gồm 14 máng nhỏ, như học đựng lúa gaọ cho cát chạy xuống - PV). Ở những máng này, chính giữa máng có 1 trục tròn quay cuốn cát xuống. Nguyên tắc hoạt động là chúng tôi cho động cơ máy nổ ở đầu ngoài dàn phễu quay, đồng thời máy Cobe 09 nằm trên xà lan boong kết hợp với sà lan cát nằm cặp kế bên. Sau đó, Cobe 09 sẽ cạp cát kế xà lan boong kế bên rồi bỏ lên phễu.

Công nhân cứ việc vô bao đầy và thả xuống thôi. Hồi xưa cần khoảng 100 công nhân thì bây giờ chỉ cần 30 công nhân đã sử dụng được rồi, nhưng công sức công nhân và máy móc giống nhau. Riêng về giàn máy được công ty thiết kế khoảng 300 triệu đồng, xà lan Boong khoảng 1,6 tỉ và Cobe 09 khoảng 1 tỉ. Tổng chi phí gần 3 tỉ. Đây là thiết bị kỹ thuật mới đầu tiên trên cả nước mà đơn vị chúng tôi mới thiết kế để đưa vào sử dụng”, ông Luông nhận định.

Cũng theo ông Luông, lúc trước lượng nhân công hàng trăm người quy tụ cho công trình. Từ khi Chính phủ ra nghị định 16 giãn cách xã hội, hạn chế tập trung đông người nên ông đã nghĩ ra việc cải tiến thiết bị kỹ thuật mới để máy tự đưa cát vào bao và hạn chế lượng công nhân tập trung đông, nhằm phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tô Văn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Cải tiến thiết bị kỹ thuật mới, đưa cát vào bao để thay thế sức người