Một số loại rau củ quả hạt thông thường rất tốt cho sức khỏe. Nhưng khi chúng bị nảy mầm lại chứa nhiều chất có hại, thậm chí là gây ung thư.

Ăn hạt lạc nảy mầm dễ bị ung thư gan?

08/10/2015, 12:22

Một số loại rau củ quả hạt thông thường rất tốt cho sức khỏe. Nhưng khi chúng bị nảy mầm lại chứa nhiều chất có hại, thậm chí là gây ung thư.

Mầm khoai tây

Mầm khoai tây được coi là độc hại do nồng độ cao các glycoalkaloid trong mầm của nó. Alkaloid trong mầm khoai tây gây độc hại trên hệ thần kinh bằng cách can thiệp vào khả năng của cơ thể điều tiết acetylcholine - loại chất hóa học có trách nhiệm kiểm soát các xung thần kinh. Các loại glycoalkaloid chính được tìm thấy trong mầm khoai tây là a-solanine và a-chaconine. Solanine được xem như một chất "kháng sinh" của thực vật là một dạng chất độc có chứa acid cyanic.

Khi khoai tây bị mọc mầm hay chuyển màu xanh do không được bảo quản như để chỗ có nhiều ánh sáng, chỗ quá nóng làm cho hàm lượng solanine trong khoai tây tăng cao. Ngoài ra những cơn lạnh bất chợt cũng làm tăng lượng solanine. Hàm lượng solanine phân bố không đều trong củ khoai tây.
An hat lac nay mam de bi ung thu gan?-hinh-anh-1

Chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanine trong mầm (1,34gr/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07gr/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05gr/kg ).

Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn...

Vì vậy, khi khoai tây đã mọc mầm, tốt nhất là không ăn và nên đem trồng để thu hoạch một vụ mùa mới.

Mần lạc (Đậu phộng)

Lạc là một loại quả chứa hạt bên trong vỏ cứng. Những hạt lạc đã nảy mầm có nghĩa là chúng đã bị nhiễm khuẩn nảy mầm, những vi khuẩn này thường chứa mầm có thể sản sinh độc tố. Mầm này là một loại thực khuẩn, nó sinh trưởng rất nhanh trong lạc và một số thực phẩm khác, trong nhiệt độ thích hợp từ 30 - 38 độ C, độ ẩm khoảng 85%. Lúc đầu có màu vàng, sau chuyển thành màu xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục. Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người và động vật thậm chí dẫn đến tử vong. Có những nghiên cứu còn cho thấy những độc tố này còn có thể gây nên bệnh ung thư gan.

Hơn nữa, sau khi mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của lạc giảm, lượng nước trong hạt tăng cao khiến hạt nảy mầm dễ bị nấm mốc. Do vậy, không nên ăn lạc đã nảy mầm để đảm bảo sức khoẻ.

Mầm tỏi
An hat lac nay mam de bi ung thu gan?-hinh-anh-2

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mầm tỏi có hại cho sức khỏe. Nhưng khi tỏi nảy mần, phần tép tỏi bị tiêu biến thành chất dinh dưỡng nuôi mầm tỏi khiến chúng bị biến vị, khá đắng khi chế biến với món ăn.

Mầm khoai lang

Tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.

Gừng mọc mầm
An hat lac nay mam de bi ung thu gan?-hinh-anh-3

Nguy hiểm khôn lường khi ăn những thực phẩm mọc mầm còn phải kể đến gừng. Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Nhiều nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.

Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan. Vì vậy, khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, bề ngoài không bị héo, dập nát, mục nhũn.

Hải Huyền (T.H)

>> Phá thai phải chứng minh bị hiếp dâm?
>> Theo chân Đàm Vĩnh Hưng đi săn hàng hiệu giảm giá
>> Hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn thường xuyên nhai đá lạnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
13 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ăn hạt lạc nảy mầm dễ bị ung thư gan?