Đứng giữa cánh đồng trồng đậu phộng sũng nước của mình, nông dân Wang Wei chau mày khi chùm cây ông nhổ lên khỏi bùn chỉ có những quả nhỏ kém phát triển.

An ninh lương thực của Trung Quốc bị đe dọa

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 18/08/2020, 12:51

Đứng giữa cánh đồng trồng đậu phộng sũng nước của mình, nông dân Wang Wei chau mày khi chùm cây ông nhổ lên khỏi bùn chỉ có những quả nhỏ kém phát triển.

Quả đậu phộng nhỏ như vậy báo hiệu một vụ mùa thất thu vì mưa lớn. Đây chẳng khác gì “đòn đánh kép” với người nông dân sống ở tỉnh Hà Nam này, khi trước đó đợt thu hoạch lúa mì mùa hè (thời điểm hạn hán hoành hành trong hai tháng 5,6) đã rất kém.

“Chưa từng có năm nào hạn hán tồi tệ như vậy. Sản lượng lúa mì của tôi giảm gần một nửa so với năm ngoái. Có khả năng sản lượng đậu phộng giảm 1/3 còn sản lượng ngô giảm 10%. Nửa đầu năm mưa quá ít, nửa cuối năm thì quá nhiều”, ông Wang than vãn.

Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp không may ở khắp Trung Quốc – làm dấy lên lo ngại về nguồn cung lương thực năm 2020.

An ninh lương thực trở thành chủ đề nóng trên truyền thông Trung Quốc thời gian qua mặc dù số liệu chính thức chẳng cho thấy nguy cơ thiếu hụt nào. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc mới đây thông báo vụ thu hoạch hè đạt mức cao nhất từ trước đến nay: tăng 0,9% so với năm ngoái trong đó sản lượng lúa mì tăng 0,6%, kéo dài chuỗi 16 năm (2004 - 2019) liên tiếp được mùa. Sản lượng lương thực 2019 cao hơn sản lượng 2004 đến 54%. Giới chức nước này vào tháng 4 lên tiếng đảm bảo lúa mỳ cùng gạo dự trữ đủ cung cấp cho người dân trong 1 năm.

Nhưng đồng thời với lời đảm bảo là nỗ lực nhắc nhở về tầm quan trọng của việc duy trì khả năng tự cung tự cấp một số loại ngũ cốc chiến lược như gạo, lúa mỳ hay ngô.

Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm tỉnh Cát Lâm tháng 7 đặc biệt nhấn mạnh đến an ninh lương thực, tuần trước ông lại kêu gọi cả nước đừng lãng phí thực phẩm.

Thông điệp tiết kiệm lập tức trở thành chiến dịch cấp quốc gia: Nhà hàng cam kết phục vụ món ăn khẩu phần nhỏ hơn, các trang web cấm chương trình ăn uống, giới lập pháp đề xuất ý tưởng ra luật phạt hành vi lãng phí thực phẩm.

Tại Hà Nam nơi chiếm 10% sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc, nông dân địa phương không muốn bán lúa mì – tình trạng trái ngược với số liệu chính thức. Nhiều nông dân đang tích trữ với hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng vì nguồn cung ít.

Zhu - chủ một cơ sở lúa mỳ trên địa bàn thị xã nông dân Wang Wei sinh sống - cho biết lượng hàng thu mua năm nay của ông giảm khoảng 44%.

Theo Zhu, sản lượng lúa mỳ trong khu vực giảm 30 - 40% so với năm ngoái. Ông đánh giá số liệu chính thức được “chỉnh sửa đẹp mắt” để trấn an dân chúng, đồng thời tiết lộ thương nhân từ Bắc Kinh hay Thiểm Tây thậm chí đã lặn lội đến đây mua ngũ cốc.

Nhà kho trống trải của một cơ sở thu mua lúa mỳ trên địa bàn tỉnh Hà Nam - Ảnh: Orange Wang

Khó khăn về nguồn cung cũng thể hiện qua vài số liệu: Tính đến ngày 5.8 tổng lượng lúa mỳ nhà nước mua vào là 42,9 triệu tấn – giảm 9,4 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái, lượng lúa mỳ mua tại Hà Nam giảm còn 9,1 triệu tấn – giảm 5,4 triệu tấn.

Hệ thống dự trữ của Trung Quốc sở hữu hơn 1.000 kho ngũ cốc trên khắp đất nước. Ở một kho cách cơ sở của ông chủ Zhu 80 km, quang cảnh vắng lặng bất thường, nhân viên rảnh rỗi ngồi trò chuyện do chính quyền Hà Nam hạn chế thu mua từ nông dân trong bối cảnh giá cao.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm nước này nhập 74,51 triệu tấn ngũ cốc – tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Các trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc tiêu thụ lượng nước đủ cho 26 triệu người dùng, AI sẽ gây thêm căng thẳng
Sự phát triển không ngừng của các trung tâm dữ liệu và ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trung Quốc có thể làm tăng đáng kể nhu cầu về tài nguyên nước, theo báo cáo mới từ tổ chức tư vấn China Water Risk.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An ninh lương thực của Trung Quốc bị đe dọa