Theo TS Lê Xuân Định – Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN, Analytica Việt Nam 2017 là minh chứng rất lớn cho việc phát triển thị trường KH&CN mang tính quốc tế, khi chúng ta thể hiện rõ môi trường KH&CN có thể thu hút được hơn 20 quốc gia tham gia với tiêu chuẩn, quy mô quốc tế và các hãng công nghệ trên thế giới đều tham gia rất tích cực.

Analytica VN 2017 minh chứng cho việc phát triển thị trường KH&CN mang tính quốc tế

Thu Anh | 30/03/2017, 12:32

Theo TS Lê Xuân Định – Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN, Analytica Việt Nam 2017 là minh chứng rất lớn cho việc phát triển thị trường KH&CN mang tính quốc tế, khi chúng ta thể hiện rõ môi trường KH&CN có thể thu hút được hơn 20 quốc gia tham gia với tiêu chuẩn, quy mô quốc tế và các hãng công nghệ trên thế giới đều tham gia rất tích cực.

Cách thức chuyển giao công nghệ hiệu quả

Trao đổi với báo giới trong ngày đầu diễn ra triển lãm, TS Lê Xuân Định - Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia Việt Nam cho biết điểm mới trong Analytica năm nay nằm ở thành phần tham gia khi một số quốc gia có những gian hàng riêng như Singapore và có những nước lần đầu tham gia như Nga và một số nước ở Đông Âu.

Cũng theo TS Lê Xuân Định, trong khuônkhổ triển lãm, BTC cũng dành riêng một khu vực để kết nối giữa những người cung cấp thiết bị với những người có nhu cầu nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của Việt Nam. Ngoài ra, trước khi diễn ra triển lãm chính thức, BTC đã tổ chức chuyến tham quan để giới thiệu các nhà cung cấp công nghệ thiết bị với các phòng thí nghiệm của Việt Nam để 2 bên cùng nắm được năng lực đáp ứng của nhau.

TS Lê Xuân Định - Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia Việt Nam- Ảnh: Thu Anh

Lý giải về hoạt động tiền triển lãm lần này, ông Định nhấn mạnh: “Đây là cách chuyển giao công nghệ nhanh nhất, hiệu quả nhất, kết nối trực tiếp giữa những người có nhu cầu với những nhà cung cấp, qua đó nâng cao sự phát triển về năng lực công nghệ của các phòng thí nghiệm, các nhà máy cũng như năng lực của hệ thống khoa học phát triển, mở rộng hơn là năng lực đảm bảo mọi thứ đều được kiểm tra, kiểm chuẩn”.

Đặc biệt, tại Analytica Vietnam năm nay, những gian hàng của Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm của đông đảokhách hàng. Đánh giá về các gian hàng Việt Nam trong triển lãm, ông Định cho rằng các sản phẩm này tương đối đa dạng, cung cấp được đầy đủ nhu cầutrong các lĩnh vực thí nghiệm, chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào thực chất của công nghệ Việt Nam thì các hãng của Việt Nam chủ yếu chỉ dừng lại ở việc giới thiệu hoặc gia công, bổ sung thêm các giá trị gia tăng cho các sản phẩm chính của nước ngoài, đảm bảo tính hữu dụng cho các sản phẩm trong điều kiện môi trường ở Việt Nam nhiều hơn là việc chúng ta đưa ra những máy móc nguyên chiếc, nguyên gốc.

Những sản phẩm công nghệ, thiết bị hiện đại trong các lĩnh vựcphân tích, công nghệ sinh học và công nghệ thí nghiệm được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: Thu Anh

Cần đội ngũ nhân lực đủ mạnh, đủ dày

Tuy rằng, hiện tại Việt Nam vẫn chưa sản xuất đượccác thiết bị thí nghiệm, phân tích chất lượng cao nhưngông Định cho rằng đây không phải là vấn đề quá lớn của các công ty Việt Nam khi chúng ta đang có triển vọng thị trường cao.Thay vào đó, theo TS Định, rào cản lớn hơn chính là hệ thống nhân lực, năng lực nhân lực trong việc tiếp thu, làm chủ và tạo ra giá trị gia tăng từ các công nghệ máy móc khi được chuyển giao. Bởi khả năng thực hành thí nghiệm của sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo thường không cao vì có quá ít sựtrải nghiệm thực tiễn.

Để đủ sức tạo ta những sản phẩm công nghệ có tính cạnh tranh cao, TS Định khẳng định: “Chúng ta cần một hệ thống nhân lực đủ mạnh, đủ dày để tạo ra những đội hình làm việc, những nhóm nghiên cứu theo hướng cụ thể nhằm đảm bảo lợi thế trong sự so sánh với KH&CN quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cần giải quyết được bài toán thị trường; bởi khi nhìn thấy hình bóng tham gia của doanh nghiệp vào các nghiên cứu của những nhà khoa học, khi đó Việt Nam sẽ có những sản phẩm thực sự được kỳ vọng trong cuộc sống”.

“Đối với các công ty, các doanh nghiệp lớn thực sự có năng lực trong lĩnh vực KH&CN, cần thiết phải tăng cường đào tạo thêm nhân lực”, ông Định nhấn mạnh.

Analytica Vietnam là triển lãm duy nhất tại Việt Nam bao gồm tất cả các phân khúc của ngành phân tích, công nghệ sinh học và công nghệ thí nghiệm khi thu hút hơn 120 đơn vị trưng bày đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ như Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Nga… Tại đây, các đơn vị trưng bày, giới thiệu các công nghệ, thiết bị và giải pháp mới nhất trong các lĩnh vực công nghệ phân tích (thiết bị phân tích công cụ, xử lý hình ảnh quang học, kính hiển vi…), đo lường và kiểm tra, quản lý chất lượng, công nghệ phòng thí nghiệm (máy móc trong phòng thí nghiệm, hóa chất…), khoa học sự sống và công nghệ sinh học.

Sau 3 lần diễn ra tại TP.HCM, năm 2017, triển lãm sẽ được tổ chức ở Hà Nội, Trung tâm Triển lãm Quốc tế (ICE) từ ngày 29 – 31.3.2017. Bên lề triển lãm còn diễn ra các hội nghị khoa học với những chủ đề chính như: Phân tích cơ bản, sắc ký, khối phổ; phân tích môi trường; phân tích thực phẩm và nâng cao chất lượng; phân tích dược phẩm, chuẩn đoán y học.

Thu Anh
Bài liên quan
Tìm hiểu công nghệ hạt nhân mới thích hợp cho các nền kinh tế nhỏ
Dùng các lò nhỏ hơn nhỏ hơn để giảm chi phí đầu tư và ưu tiên công nghệ hạt nhân mới đang là những lựa chọn được thế giới cân nhắc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
9 giờ trước Tài chính và đầu tư
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Analytica VN 2017 minh chứng cho việc phát triển thị trường KH&CN mang tính quốc tế