Anh muốn mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc trong khi duy trì quan hệ bền chặt với Mỹ.

Anh muốn đối phó với Trung Quốc tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Hoàng Vũ | 16/03/2021, 11:02

Anh muốn mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc trong khi duy trì quan hệ bền chặt với Mỹ.

Theo hãng tin Reuters, tài liệu chính sách ngoại giao ưu tiên thời hậu Brexit dài 100 trang sắp được công bố của Anh tập trung vào nỗ lực tăng cường ảnh hưởng của London đối với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và duy trì mối quan hệ vững chắc với Mỹ.

Đây được cho là đợt đánh giá lớn nhất về chính sách ngoại giao và quốc phòng của Anh kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt 3 thập kỷ trước. Chính sách sẽ vạch ra đường hướng nhằm hoàn thành mục tiêu tương lai của Thủ tướng Boris Johnson trong công cuộc hồi sinh trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, tăng cường hợp tác và thương mại tự do, trong đó trọng tâm chính là đặt Anh vào thế đối đầu Trung Quốc.

Gọi Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là “ngày càng trở thành trung tâm địa chính trị của thế giới”, chính phủ Anh nhấn mạnh việc triển khai tàu chiến đến khu vực, đồng thời tuyên bố chuyến thăm Ấn Độ bị hoãn trước đó sẽ được xúc tiến vào tháng 4. Động thái điều tàu chiến đến Ấn Độ - Thái Bình Dương được cho là sẽ làm gia tăng căng thẳng quân sự trên Biển Đông.

Mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc hiện đã bị xấu đi nghiêm trọng vì nhiều vấn đề, trong đó có việc Bắc Kinh xử lý vấn đề Hồng Kông, việc bảo hộ các doanh nghiệp nhà nước cũng như các mối quan ngại về an ninh xung quanh hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Anh.

Năm nay Anh đang giữ hai vai trò đầy ảnh hưởng: Chủ trì hội nghị thượng đỉnh G7 đầu tiên sau thời gian dịch bệnh, được tổ chức vào tháng 6, và hội nghị môi trường COP26 vào tháng 11. Nhóm G7 ngày 12.3 ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc tôn trọng những cam kết của họ tại Hồng Kông và chấm dứt “sự áp bức” với các nhà hoạt động dân chủ tại đây.

Đáng chú ý, tài liệu chính sách cũng nêu bật tầm quan trọng của quan hệ với đồng minh hàng đầu - Mỹ. Chính quyền London hiện đang nỗ lực thúc đẩy thỏa thuận thương mại với Washington, cũng như vị trí của Anh trong các ưu tiên của chính sách ngoại giao dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Kể từ khi hoàn tất việc rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào cuối năm ngoái, chính phủ của Thủ tướng Johnson đã tuyên bố rằng nước Anh vẫn có ảnh hưởng trên trường thế giới và đặt ra một mục tiêu mới cho đất nước.

"Tôi vô cùng lạc quan về vị thế của Vương quốc Anh trên thế giới và khả năng của chúng tôi để nắm bắt các cơ hội phía trước", Reuters dẫn lời phát biểu của ông Johnson nói trong một tuyên bố trước quốc hội.

Bài liên quan
TSMC giới thiệu công nghệ A16, cạnh tranh với Intel để tạo chip nhanh nhất thế giới
TSMC hôm 24.4 cho biết công nghệ sản xuất chip mới có tên A16 sẽ được ứng dụng thực tế vào nửa cuối năm 2026, tạo ra cuộc cạnh tranh với Intel về việc ai có thể tạo ra chip nhanh nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
38 phút trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh muốn đối phó với Trung Quốc tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương