Theo ông Philip Hammond – Bô trưởng Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, với thế mạnh về tài chính, công nghệ, Anh quốc có thể trở thành nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam thông qua những hoạt động hợp tác hướng đến nền kinh tế tri thức, chất lượng cao và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Anh muốn thành nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam

Trí Lâm | 12/04/2016, 17:48

Theo ông Philip Hammond – Bô trưởng Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, với thế mạnh về tài chính, công nghệ, Anh quốc có thể trở thành nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam thông qua những hoạt động hợp tác hướng đến nền kinh tế tri thức, chất lượng cao và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Nhiều triển vọng dẫn đầu

Ngày 12.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Philip Hammond đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Ngoại trưởng Philip Hammond cho biếtAnh hiện là quốc gia có tỷtrọng đầu tư xếp hàng thứ 2của EU tại Việt Nam. Việc kết thúc ký kết Hiệp định thương mại tự do châu Âu và Việt Nam(EVFTA) sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, quan hệ hợp tác kinh tế song phương đã có nhiều bước phát triển tích cực (kim ngạch hai chiều đạt 5,4 tỉ USD năm 2015), tuy nhiênvẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.

Trước việc Việt Nam và EU kết thúc đàm phán ký kết EVFTA, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Anh quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam trong các lĩnh vực mà Anh quốc có thế mạnh như: Tài chính, ngân hàng, phát triển cơ sở hạ tầng, bảo hiểm, khoa học công nghệ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ Anh thúc đẩy sớm ký chính thức và phê chuẩnEVFTAnhằm hiện thực hóa những lợi ích mà hiệp định này mang lại, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam với EU và Anh quốc.

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Chính phủ Anh tiếp tục hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao, giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, học sinh Việt Nam sang học tập tại Anh.

“Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Anh trên tất cả các lĩnh vực vì lợi ích mỗi bên, vì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Vị ngoại trưởng Anh cũng cho hayhai bên cũng có thể cùng nhau phối hợp đối phó với những thách thức trong phát triển như phòngchống tham nhũng, quản lý hành chính công.

Về những lĩnh vực có thể ưu tiên hợp tác giữa chính phủ hai nước, ông Philip Hammond cho rằngvới thế mạnh về tài chính, công nghệ, Anh quốc có thể trở thành nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam thông qua những hoạt động hợp tác hướng đến nền kinh tế tri thức, chất lượng cao và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

“Chính phủ Anh có nguồn tài chính dự trữ khoảng 500 triệu bảng Anh dành cho xuất khẩu, nguồn vốn này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Anh đầu tư tại Việt Nam và mong muốn phía Việt Nam tận dụng tốt cơ hội tài chính này” – ông Philip Hammond nói.

Ngoài ra, Anh quốc quan tâm và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như những vấn đề phòngchống buôn bán động vật trái phép.

Ngoại trưởng Philip Hammond bày tỏmong muốn hai bên đẩy mạnh hợp tác song phương trong các lĩnh vực giáo dục -đào tạo và nghiên cứu khoa học -công nghệ; tiếp tục đơn giản hóa hơn nữa thủ tục trong các lĩnh vực này để tăng cường thu hút đầu tư từ Anh.

Anh ủng hộ việcxây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Tuyên bố từ Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 tại Hiroshima đối với vấn đề Biển Đông vì mục tiêu chung là bảo đảm tự do hàng hải, tự do hàng không, không thực hiện các hành động gây căng thẳng trong khu vực, trái với quy định của pháp luật quốc tế.

Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằngChính phủ Anh cần quan tâm hơn nữa, đồng thời thúc đẩy EU có tiếng nói mạnh mẽ, yêu cầu các bên có tranh chấp trên Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Theo đó, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, chấm dứt mọi hoạt động nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông; đặc biệt là ngừng ngay việc xây dựng các đảo nhân tạo, chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông; thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán thực chất để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Philip Hammond khẳng định tuyên bố mạnh mẽ của Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 vừa qua tại Hiroshima về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh việc ủng hộ ASEAN tiến tới xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhằm bảo đảm tự do hàng hải, hàng không qua khu vực này và mong muốn các bên liên quan giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh muốn thành nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam