Mới đây, các bác sĩ phẫu thuật đã thực hiện ca cấy ghép tử cung đầu tiên cho một phụ nữ ở Anh, mở ra khả năng sinh con đối với phụ nữ hiếm muộn.

Anh thực hiện thành công ca cấy ghép tử cung đầu tiên

Đan Thuỳ | 23/08/2023, 11:32

Mới đây, các bác sĩ phẫu thuật đã thực hiện ca cấy ghép tử cung đầu tiên cho một phụ nữ ở Anh, mở ra khả năng sinh con đối với phụ nữ hiếm muộn.

Theo các bác sĩ, người phụ nữ 34 tuổi đang cảm thấy vô cùng hạnh phúc với sự thành công của ca phẫu thuật kéo dài 9 giờ. Cô đã được nhận tử cung hiến tặng từ người chị 40 tuổi và dự định sẽ sinh 2 con bằng phương pháp IVF.

Người phụ nữ được cấy ghép tử cung sinh ra với hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH), một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến khoảng 1/5.000 phụ nữ.

Với MRKH, phụ nữ có âm đạo kém phát triển và tử cung kém phát triển hoặc bị thiếu. Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này là khi một cô gái đến tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, buồng trứng của họ vẫn còn nguyên vẹn, vẫn có chức năng sản xuất trứng và nội tiết tố nữ, nên khả năng thụ thai thông qua điều trị sinh sản là có thể.

anh-man-hinh-2023-08-23-luc-10.34.59.png
Ca cấy ghép tử cung tại Anh - Ảnh: Internet

Trước khi nhận tử cung của chị gái, người phụ nữ được thực hiện 2 đợt kích thích sinh sản để tạo trứng, sau đó là tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) để tạo phôi.

5 phôi đã đạt đến giai đoạn phôi nang, có nghĩa chúng có cơ hội thành công cao trong IVF, và được đông lạnh khi bệnh nhân trải qua điều trị tại phòng khám sinh sản vào cuối năm nay.

Bác sĩ phẫu thuật Isabel Quiroga (Trung tâm Cấy ghép Oxford, Anh) cho biết bà "rất vui mừng" và "vô cùng tự hào" rằng ca phẫu thuật đã thành công.

"Tử cung của bệnh nhân đang hoạt động rất tốt và chúng tôi đang theo dõi sự tiến triển của cô ấy rất chặt chẽ", Isabel nói.

Đồng trưởng nhóm phẫu thuật, Giáo sư Richard Smith, cho biết tử cung được cấy ghép đang hoạt động bình thường và kế hoạch IVF đang đi đúng hướng. Người phụ nữ sẽ cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quá trình mang thai và trong tương lai để ngăn cơ thể đào thải cơ quan hiến tặng.

Trước khi phẫu thuật, hai chị em đã trải qua quá trình tư vấn rộng rãi và được các bác sĩ phụ khoa, bác sĩ phẫu thuật cấy ghép, bác sĩ sản khoa, nhà tâm lý học, bác sĩ gây mê và dược sĩ xem xét.

Họ cũng được đánh giá bởi một chuyên gia đánh giá độc lập của Cơ quan Quản lý mô người (HTA) để đảm bảo rằng họ nhận thức được các rủi ro và để xác nhận rằng họ đang tự nguyện tham gia ca phẫu thuật.

Chi phí cấy ghép trị giá 25.000 bảng Anh được chi trả bằng tiền quyên góp cho Tổ chức Cấy ghép tử cung Anh.

Cấy ghép tử cung có thể giúp những phụ nữ sinh ra không có tử cung hoạt động và những người bị mất nội tạng do ung thư hoặc các tình trạng khác được làm mẹ. 

Hơn 90 ca cấy ghép tử cung đã được thực hiện trên toàn thế giới, trong đó có Thụy Điển, Mỹ, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Czech, Brazil, Đức, Serbia, Ấn Độ, với hầu hết người hiến tặng còn sống. Kết quả là khoảng 50 em bé đã được sinh ra.

Bài liên quan
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lĩnh 30 tháng tù treo
HĐXX TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt cựu Bí thư Trịnh Văn Chiến 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh thực hiện thành công ca cấy ghép tử cung đầu tiên