Với mong muốn gia tăng chất lượng dạy học môn toán, Anh quyết định nhập khẩu và dịch sách giáo khoa Trung Quốc để dạy học. Tuy nhiên việc này cũng phát sinh nhiều quan điểm trái chiều ngày tại quốc đảo sương mù.

Anh tranh cãi về việc nhập khẩu sách giáo khoa Trung Quốc

Hà Ngọc Bách | 21/03/2017, 17:57

Với mong muốn gia tăng chất lượng dạy học môn toán, Anh quyết định nhập khẩu và dịch sách giáo khoa Trung Quốc để dạy học. Tuy nhiên việc này cũng phát sinh nhiều quan điểm trái chiều ngày tại quốc đảo sương mù.

Trong báo cáo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 5 thành phố của Trung Quốc luôn có học sinh có điểm số cao nhất thế giới. Cũng theo tổ chức này, học sinh tại Singapore, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông là những học sinh giỏi toán nhất toàn cầu.

Ngược lại, học sinh Anh xếp hạng 27 về môn toán dù có điểm đọc hiểu và khoa học tốt hơn. Chính việc học sinh có thứ hạng thấp trong môn toán khiến các nhà giáo dục Anh cảm thấy cần phải cải cách chương trình học nhằm rượt đuổi với Trung Quốc.

Vào năm 2014, Trung tâm Quốc gia về chất lượng giảng dạy Toán học Anh quốc (NCETM) đã hợp tác với các nhà khoa học tại Thượng Hải để áp dụng cách dạy ở châu Á vào một nhóm nhỏ các trường học và viện tin học Anh.

Đến năm 2016, Bộ Giáo dục Vương quốc Anh đã chi 50,3 triệu USD để đưa chương trình học toán "Master" (Tinh thông toán học) cho 8.000 trường tiểu học tại Anh.

Theo một thông cáo báo chí từ Bộ Giáo dục Anh, chương trình học toán "Master" sẽ giúp "trẻ được dạy trong một lớp học đầy đủ, sâu sắc về cấu trúc của toán học". Với tiêu chí đó, bài học sẽ tập trung giảng dạy về một loại toán học duy nhất. Mọi học sinh sẽ được day cho đến khi có sự hiểu biết sâu sắc về toán.

Do đó, phần lớn kinh phí của đề án giáo dục này sẽ chủ yếu để đào tạo các giáo viên nắm vững phương pháp sư phạm mới này.

Một thành phần quan trọng của chương trình dạy toán "Master" là "sách giáo khoa chất lượng cao", theo Bộ Giáo dục Anh. Và "Sách giáo khoa chất lượng cao" này được dịch hoàn toàn từ sách giáo khoa toán của Trung Quốc.

"Theo hiểu biết của tôi, chuyện này hoàn toàn chưa từng xảy ra trong lịch sử giáo dục - Sách giáo khoa Trung Quốc sẽ được dịch toàn bộ để trở thành tài liệu giảng dạy trong các trường học Anh", ông Colin Hughes, giám đốc điều hành Tập đoàn Collins Learningcho biết.

Ý tưởng dùng sách giáo khoa Trung Quốc giảng dạy trong trường học tại Anh đã phổ biến tại nước này trong những năm gần đây. Bộ trưởng Cải cách Trường học, Nick Gibb thường xuyên khẳng định ông tin sách giáo khoa nước ngoài là chìa khóa để nâng cao các tiêu chuẩn giáo dục tại Anh.

"Ở đất nước này, sách giáo khoa không phải là loại sách tốt nhất thế giới, từ việc sách không tốt dẫn đến phá hoại nền giáo dục", ông Gibb cho biết tại một hội nghị của Hiệp hội Nhà xuất bản năm 2014. Cũng tại hội nghị này, ông Gibb cho rằng sách giáo khoa mới chính là nguyên nhân khiến chất lượng của nền giáo dục Anh quốc đi xuống.

Ngược lại, một số chuyên gia cho rằng việc áp dụng rập khuôn sách giáo khoa Trung Quốc vào trường học sẽ làm suy yếu nhiều khía cạnh tích cực của nền giáo dục Anh hiện nay.

Ruth Merttens, giáo sư tại Đại học St. Mark và St. John cho rằng các tiếp cận hiện nay của nhà chức trách Anh sẽ hủy đi tư duy sáng tạo trong học sinh tại Anh.

Thiên Hà (theo The Atlantic)

Bài liên quan
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lĩnh 30 tháng tù treo
HĐXX TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt cựu Bí thư Trịnh Văn Chiến 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh tranh cãi về việc nhập khẩu sách giáo khoa Trung Quốc