Đa số trong chúng ta đều trải qua một vài lần ảo giác trong đời như ảo thanh, ảo thị giác, nhớ nhầm... Nguyên nhân của ảo giác xuất phát từ đâu?
Sự ảo giác là sự nhận thức qua thính giác (âm thanh), khứu giác (mùi), vị giác (vị) và thị giác (hình ảnh) nhưng trên thực tế không tồn tại. Đấy là sự cảm giác mà không cần có chất kích thích. Nguồn gốc của từ “ảo giác” theo tiếng Latinh cổ bao gồm 2 yếu tố: sự mơ mộng và sự quẫn trí. Ảo giác mang tính chất rất riêng của nó và chỉ thoáng qua, không thật và gây bối rối. Nó có thể liên quan đến một văn hóa cụ thể và thỉnh thoảng được chấp nhận là dấu hiệu của sự phù hộ từ trời phật và tâm linh. Có rất nhiều loại ảo giác và nhiều lý thuyết về nguyên nhân gây nên ảo giác.
Ảo giác giác quan:
-Nghe giọng nói từ người đã mất từ lâu hoặc nhân vật truyền thuyết/thần thoại ;
-Cảm giác của côn trùng bò trên/dưới da;
-Hình ảnh các thần tiên nhảy múa trong ánh sáng mạnh;
-Nhìn thấy hồ nước ngọt khi bị khát nước trên sa mạc.
Đừng nên lầm tưởng ảo giác với ảo tưởng và suy diễn:
-Sự ảo tưởng là một phản ứng thật cho một cảm giác thật nhưng với một nguyên nhân không liên quan. Ảo tưởng có thể trở thành niềm đam mê với nghệ thuật, nghệ thuật tạo ảo giác, hoặc "các nghệ sĩ tạo ảo giác" người xuất hiện để làm những điều không thể như cưa người một nửa.
-Sự suy diễn là một phản ứng thật cho một cảm giác thật, tạo nên bởi những nguyên nhân thái quá, kỳ quái, không thật và không thể.
Sự ảo giác có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau:
-Thiếu ngủ
-Thuốc (chẳng hạn chất gây ảo giác)
-Bệnh tâm thần (rối loạn tâm thần)
-Bệnh thần kinh.
Một số ảo giác nhẹ và phổ biến, như "hypnagogic" (xảy ra khi rơi vào giấc ngủ) hoặc ngược lại, "hypnopompic" (xảy ra trong khi tỉnh táo).
Thông thường qua sử dụng một số loại thuốc nhất định, người dùng có thể có những ảo tưởng lạ lùng nhất, chẳng hạn như “Chromatopsia”, liên quan đến nhìn thấy mọi người và mọi vật có cùng màu sắc. “Lilliputian” làm cho người dùng thuốc nhìn thấy người thu nhỏ, thường kèm theo cảm xúc dễ chịu. Mặt khác,"Brobdingnagian" làm cho con người ta nhìn thấy người khổng lồ.
Loại ảo giác Pseudo xảy ra khi một người chứng kiến ảo giác nhưng biết đấy là ảo giác – nó không có cơ sở ngoài. Quá trình ảo giác sẽ đi theo các bước: Đầu tiên, cái gì đó giống như ký ức hoặc âm thanh tạo ra ảo giác. Sau đó, con người sẽ tự nhận thức xem đấy là thật hay giả và bắt đầu tin vào nó. Những tưởng tượng, biến dạng, hư ảo, tiếp tục, phát triển và bị nhầm lẫn với nhận thức thực tế.
Ảo giác thính giác
Nghe một giọng nói có thể được xem là tình trạng phổ biến nhất. Ảo giác thường xảy ra với người bị tâm thần phân liệt và được mô tả trong sách hướng dẫn tâm thần như "một âm thanh chạy theo người, và hai hoặc nhiều tiếng nói chuyện với nhau." Một người nghe thấy tiếng nói cụ thể hoặc không xác định được trong khi những người khác không thể nghe được. Một số người gặp những ảo giác này trở nên được căng thẳng khi lắng nghe những tiếng nói, trong khi một số người sẽ nói chuyện một mình và đôi khi dừng lại như thể họ đang có cuộc đàm thoại. Họ có thể la hét vào một người không hữu hình.
Hiện trượng sẽ xảy ra ít hơn khi người đó thực hiện cuộc trò chuyện với một con người thực. Mọi người nghe thấy tiếng nói văng vẳng thường xuyên nhất khi họ ở một mình. Một số trường hợp khác của ảo giác thính giác có liên quan đến việc nghe nhạc, thường là âm nhạc quen thuộc và có liên kết chặt chẽ đến cảm xúc. Điều này có thể xảy ra khi nghe nhạc với âm thanh rất lớn trong một thời gian rất dài.
Ảo giác thị giác
Nhiều người đã thông báo rằng họ nhìn thấy động vật, vật thể hoặc người không có thực. Họ nhìn thấy “ma”, “thiên thần” và những vật khác liên quan đến viễn cảnh khá phức tạp và tình huống kỳ lạ. Một số ảo giác thị giác im lặng, mặc dù trong một số có những người nói, thường trực tiếp cho cá nhân trải qua những ảo giác, ra lệnh cụ thể cho họ.
Có một loạt các ảo tưởng thị giác đặc hiệu cao với nhãn chẩn đoán phù hợp. "Dysmegalopsia" gây cho người nhìn thấy đối tượng méo mó/hình dạng bất thường; "micro" và "macropsia" là nhìn thấy đối tượng hoặc rất nhỏ hoặc lớn hơn so với thực tế; "Allesthesia" thay đổi địa điểm nơi các đối tượng thực sự đang đứng và "Palinopsia" là cảm giác rằng một đối tượng đáng lý ra nên hiện diện lại biến mất đi trong tầm mắt.
Nguyên nhân
1.Thuốc hoặc chất kích thích, bao gồm rượu cồn, cần sa, cocaine, ma túy đá, heroine và LSD (một loại ma túy gây ảo giác cực mạnh).
2.Sốt cao.
3.Khuyết tật, mù hoặc điếc. Những người bị điếc thường có ảo giác rằng họ nghe giọng nói vang trong đầu họ. Tương tự, những người bị tàn tật tay chân thường ảo giác rằng mình trong trạng thái có thể đi được hoặc cầm nắm được.
4.Bệnh lý nặng, ung thư não, suy yếu chức năng gan/thận.
5.Rối loạn tâm thần nghiêm trọng, chẳng hạn như rối loạn/stress nặng sau chấn thương.
Giải thích
Những người theo thuyết Freud cho rằng ảo giác như những dự kiến của một sự mong muốn vô ý thức. Những gì mà con người bảo rằng thật có thể là những gì họ cảm thấy nhưng không thể diễn tả được bởi bản năng tiềm thức.
Các nhà tâm thần học lại chỉ ra vấn đề trong quá trình xử lý nhận thức, đặc biệt là siêu nhận thức – sự hiểu biết về một sự hiểu biết của người khác về một vấn đề, sự kiện. Họ thừa nhận rằng ảo giác là hiểu lầm về hành vi của người khác.
Các nhà tâm lý học đưa ra lý luận rõ ràng nhất về nguyên nhân. Họ thừa nhận rằng ảo giác là kết quả của sự thiếu hụt về trạng thái não do hư hỏng hoặc mất cân bằng hóa học. Tuy nhiên, giải thích lý do tại sao một cá nhân cụ thể có một ảo giác cụ thể vẫn còn điều bí ẩn.
Thu Hiền (dịch và tổng hợp)