Văn phòng Chủ tịch nước vừa tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về công bố 9 luật mới, trong đó có Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Áp dụng kê khai tài sản đối với khu vực ngoài nhà nước là không khả thi

Trí Lâm | 12/12/2018, 10:58

Văn phòng Chủ tịch nước vừa tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về công bố 9 luật mới, trong đó có Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Kê khai tài sản khu vực tư không khả thi

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng thanh tra Chính phủ cho biết Luật Phòngchống tham nhũng năm 2018 nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phòngchống tham nhũng trong giai đoạn mới, đặc biệt là từng bước mở rộng hoạt động phòngchống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước; kiểm soát có hiệu quả về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu.

Đáng chú ý, luật này cũng dành một chương quy định về phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra tại cuộc họp báo là, việc mở rộng phạm vi phòngchống tham nhũng ra ngoài khu vực nhà nước có phải để đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệp định thương mại tự do CPTPP?

Theo quy định, dù khu vực ngoài nhà nước được đưa vào diện điều chỉnh của luật nhưng đi kèm lại không quy định việc kê khai tài sản, thu nhập của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc khu vực tư, không quy định hoạt động thanh tra kiểm tra thì việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật không nhiều ý nghĩa?

Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) Nguyễn Tuấn Anh cho hayluật mở rộng phạm vi điều chỉnh ra ngoài khu vực nhà nước bao gồm cả quy định về hành vi, lĩnh vực được điều chỉnh bởi quy định pháp luật hình sự, chứ không chỉ áp dụng quy định phòng ngừa đối với các đối tượng, nên vẫn đảm bảo yêu cầu chống tham nhũng, không phải chỉ để phục vụ việc tham gia CPTPP.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, việc kê khai tài sản, nếu áp dụng với các đối tượng như người quản lý doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhiều trường hợp là người nước ngoài thì không đảm bảo tính khả thi. Do đó quy định về kê khai tài sản, thu nhập chỉ áp dụng với người có chức vụ trong khu vực nhà nước.

Về thay đổi trong diện đối tượng kê khai tài sản, ông Anh cho biếtluật xác định tất cả những người là cán bộ công chức phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, khi bắt đầu bước vào hệ thống công vụ. Số lượng đối tượng đó rất lớn. Tuy nhiên, luật giới hạn lại yêu cầu kê khai hằng năm (để đo đếm sự biến động tài sản, thu nhập) theo hướng chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng như cán bộ tương đương giám đốc sở trở lên.

Như vậy, theo ông Anh, số lượng bản kê khai tài sản, thu nhập hằng năm sẽ giảm đi rất lớn, theo thống kê hiện tại thì chỉ khoảng 4.000-5.000 người. Đồng thời, luật đã quy định trách nhiệm cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập với yêu cầu xác minh chủ động hằng năm, dựa trên việc lựa chọn ngẫu nhiên trên tổng mẫu.

Cần bịt lỗ hổngở các luật chuyên ngành

Trong một cuộc trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới,luật sư Kiều Anh Vũ (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng việc phòng ngừa tham nhũng trong khu vực tư cũng hợp lý và phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng, phù hợp với các quy định mới của Bộ luật Hình sự 2015 về tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ.

Tuy nhiên, ông Vũ cho rằng không thể phòngchống tham nhũng trong khu vực tư như đối với khu vực công. Đối với tài sản, thu nhập ở khu vực tư, ví dụ như của người quản lý công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, đây là các tài sản tư nhân và cá nhân có quyền tạo lập, sở hữu tài sản hợp pháp.

Theo đó, việc kê khai, kiểm soát đã được thực hiện theo quy định pháp luật về thuế, chẳng hạn Luật Thuế thu nhập cá nhân. Pháp luật về thuế cũng đã có các quy định về xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thuế, trốn thuế... Như vậy, nếu bắt buộc họ phải kê khai, kiểm soát theo Luật Phòngchống tham nhũng nữa là không cần thiết, thậm chí là sự chồng chéo giữa các quy định pháp luật.

Còn theo luật sư Nguyễn Thanh Hà (Công ty Luật SB Law), không nên hy vọng Luật Phòngchống tham nhũng giải quyết được tất cả vấn đề, vì chống tham nhũng ở từng lĩnh vực còn phụ thuộc vào luật chuyên ngành mà hiện nay các luật này vẫn tồn tại những kẽ hở tạo cơ hội cho cán bộ, doanh nghiệp trục lợi.

Ví dụ, trong Luật Đất đai 2013, hiện tượng nhiều doanh nghiệp thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường rẻ mạt, rồi sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng đất và bán với giá gấp nhiều lần. Đây là điều rất bất bình đẳng, quan chức, doanh nghiệp được lợi, đó là nguồn gốc của tham nhũng.

Ngoài ra, luật sư Hàcũng cho rằngcác quy định thu hồi đất để phục vụ mục đích quốc gia, công cộng tại điều 62, nhất là tại khoản 3 điều này - các dự án có thu hồi đất do HĐND cấp tỉnh quyết -cũng dễ bị lợi dụng.“Doanh nghiệp ban đầu có thể lập dự án với mục đích để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng nhưng sau đó có thể sẽ xin chuyển đổi mục đích của dự án”, ông Hà nêu.

Luật sư Hà nóitrường hợp cổ phần hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng các doanh nghiệp không tính giá trị quyền sử dụng đất và giá trị quyền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp; tính giá trị doanh nghiệp chưa sát với giá thị trường làm thất thu ngân sách nhà nước; khi cổ phần hóa không thực hiện đấu giá và niêm yết trên thì trường chứng khoán; thậm chí còn không thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước…

“Đó chính là nguyên nhân của thất thoát nhà nước, thiệt thòi cho dân và mang tới lợi ích cho quan chức có quyền quyết định, đồng nghĩa với tiêu cực, tham nhũng”, ông Hà nêu.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp dụng kê khai tài sản đối với khu vực ngoài nhà nước là không khả thi