Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết khi địa phương giãn cách thì phải tận dụng học liệu điện tử, dạy và học trên truyền hình, tổ chức lớp học ảo, học từ xa...

Áp dụng nhiều giải pháp công nghệ trong dạy và học lúc giãn cách

Lam Thanh | 06/09/2021, 21:42

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết khi địa phương giãn cách thì phải tận dụng học liệu điện tử, dạy và học trên truyền hình, tổ chức lớp học ảo, học từ xa...

Khó đến mấy cũng phải dạy tốt, học tốt

Trả lời báo chí về vấn đề dạy và học tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ đã cùng các địa phương bàn rất kỹ về các vấn đề trọng tâm trong năm học này, làm thế nào để giữ vững được chất lượng giáo dục đào tạo trong điều kiện dịch bệnh.

Theo đó, Bộ đặt nhiệm vụ trọng tâm năm nay là phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tận dụng mọi giải pháp, những công nghệ để tổ chức việc dạy và học.

Bộ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình.

hong-minh-son.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu

Ông Sơn cho hay nội dung chính là việc dạy và học trong thời gian các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, cách ly thì phải tận dụng học liệu điện tử, dạy và học trên truyền hình, tổ chức lớp học ảo, học từ xa... Những nơi có điều kiện dạy học trực tiếp thì các nhà trường tổ chức để học sinh, sinh viên theo học trực tiếp, nơi nào không có điều kiện thì dạy và học trực tuyến hoặc qua truyền hình.

Hiện nay, theo ông Sơn, học trên các phương tiện trực tuyến có rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi tổ chức các lớp học ảo, có tương tác thời gian thực giữa giáo viên, giảng viên với học sinh, sinh viên.

Ưu điểm là học sinh, sinh việc được tương tác trực tiếp với thầy cô thời gian thực và qua mạng. Nhưng giải pháp này cũng có nhược điểm rất lớn là tổ chức khó khăn, thiếu thiết bị và đặc biệt là liên quan đến dung lượng đường truyền, khi truyền lượng video lớn với 20 triệu học sinh, sinh viên. Nếu chỉ tính 10% tham gia học cùng lúc thì 2 triệu học sinh, sinh viên tương tác với thầy cô bằng video qua mạng, rất khó bảo đảm được đường truyền.

Vì vậy, phương án thứ 2 là Bộ đẩy mạnh hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục tận dụng các bài giảng, bài học điện tử. Các bài giảng điện tử này có thể tải trên mạng. Bộ đã chuẩn bị 1 kho học liệu lớn trên Cổng thông tin điện tử kết nối với Youtube, trên hệ tri thức việt số hóa.

Riêng đối với lớp 1 có video hỗ trợ bài học cho môn Tiếng Việt và Tiếng Anh khá đầy đủ, các bài giảng và video này cũng được phát trên truyền hình, cụ thể trên kênh VTV7, VTV1, VTV2; trên VTV7 có môn Tiếng Việt và Tiếng Anh được phát hằng ngày vào buổi chiều từ 14 giờ đến 15 giờ 30 phút, trên VTV1 và VTV2 có môn Tiếng Việt cho lớp 1.

Với những học liệu đó, nếu nơi nào không đủ điều kiện, thầy cô có thể gửi cho học sinh qua email, Zalo.. để các em học ở nhà và kèm theo đó là tài liệu hướng dẫn.

Theo đó, nơi nào không có học liệu trên truyền hình, thì những bài học này được phát lại nhiều lần trong tuần trên 3 kênh, các địa phương hoàn toàn có thể tải video về phát trên đài truyền hình địa phương.

Những nơi không có điều kiện nữa, Bộ đã có văn bản hướng dẫn các nhà trường tạo điều kiện hướng dẫn học sinh học từ xa qua các tài liệu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng trong thời gian dịch bệnh, phải tận dụng mọi điều kiện để các em học sinh có điều kiện học tập tốt nhất, đến khi tình hình được kiểm soát. Đặc biệt là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về ưu tiên tiêm vắc xin cho học sinh, sinh viên và giáo viên, thì cho các em đến trường, đến lớp để học tập trung.

hop-bao.jpg
Họp báo Chính phủ thường kỳ

“Dù khó khăn đến mấy, chúng ta cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt. Cũng có ý kiến cho rằng tại sao không lùi năm học? Chúng ta biết dịch bệnh còn có thể kéo dài, chúng ta không thể chờ được, phải cố gắng, tận dụng tất cả những gì đang có để tổ chức dạy và học tốt”, ông Sơn nêu.

Bỏ từ “thiết yếu” trong lưu thông hàng hóa

Liên quan đến việc lưu thông hàng hóa, mặc dù thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, song việc vận chuyển, lưu thông vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, xuyên suốt. Thủ tướng chỉ đạo, tất cả hàng hóa (trừ hàng cấm) đều được phép lưu thông. Bộ Công Thương đã thông suốt cùng Bộ GTVT thực hiện điều này.

Theo ông Đông, tất cả tuyến đường đều được phép lưu thông. Đối với phương tiện đã được Bộ GTVT cấp mã QR thì thống nhất các chốt không kiểm tra, không test nhanh. Đây là chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng, Bộ đã truyền đạt tất cả điều này tới các địa phương.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã thành lập Tổ công tác đặc biệt đóng ở phía nam.

Bộ GTVT cũng hình thành Tổ công tác đặc biệt do một thứ trưởng thường trực thường xuyên trong đó, làm việc với 19 tỉnh, thành phố phía nam có tình hình dịch rất nóng.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng phát hiện ra một số địa phương do có sốt ruột nhất định trong vấn đề kiểm soát dịch, đã đưa ra một số quy định không thực hiện hoàn toàn chỉ đạo thông suốt hàng hóa, lưu thông xe cộ. Bộ GTVT đã yêu cầu bãi bỏ.

Nêu giải pháp cho vấn đề này, ông Đông cho biết tất cả hàng hóa được vận chuyển, thông thương; bỏ từ “thiết yếu”, hàng hóa cấm thì cấm vận chuyển. Quan trọng nhất là kiểm soát lây nhiễm bệnh thông qua lái xe. Cần phối hợp chặt với Bộ Y tế, đặc biệt với các địa phương, để kiểm soát y tế với đội ngũ lái xe, đảm bảo thông thương nhất, không để lây nhiễm mà vẫn lưu thông được hàng hóa.

nguyne-ngoc-dong.jpg
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông

Bộ GTVT gần đây đã ban hành 5 hướng dẫn với 5 lĩnh vực chuyên ngành: Hàng không, đường sắt, đường thủy, đường thủy nội địa, đường bộ. Tất cả đều có hướng dẫn rất cụ thể cho địa phương triển khai trong việc tổ chức vận tải, đảm bảo lưu thông.

Theo đó, phải phát huy tất cả các phương thức có lợi thế khác nhau, vấn đề khác nhau. Ví dụ chúng ta đưa vận tải đường sông, đường thủy nội địa vào, tạo luồng cho vận tải hàng hóa lưu thông. Bên cạnh đường bộ, đẩy mạnh vận tải đường sắt, kể cả với hàng hóa và vật tư thiếu yếu.

“Chúng tôi cho rằng đã có cải thiện rất nhiều trong lưu thông hàng hóa, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT, Bộ GTVT, đặc biệt các địa phương vào cuộc. Hiện tại cần tiếp tục đẩy mạnh việc lưu thông này”, ông Đông nêu.

Bài liên quan
Khai mạc ngày hội công nghệ thông tin và STEM ngành giáo dục Hà Nội
Mô hình giáo dục STEM là một mô hình không còn mới lạ với các nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị kỷ luật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
  • Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
    một giờ trước Theo dòng thời sự
    Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị kỷ luật.
  • Công an thông tin vụ 5 cầu thủ CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh sử dụng ma túy
    một giờ trước Sự kiện
    Chiều 8.5, Công an Hà Tĩnh cho biết vừa phát hiện, bắt giữ 10 người tổ sử dụng trái phép chất ma túy, trong đó có 5 cầu thủ đang đá cho CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
  • Phát triển đồng bằng sông Hồng: Phải thoát tư duy cũ, chú trọng đổi mới sáng tạo
    2 giờ trước Nhịp đập khoa học
    Phát triển và cơ cấu lại kinh tế vùng phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của vùng.
  • 'Du lịch chậm' vẫn đang có xu hướng tăng
    2 giờ trước Du lịch
    Theo dữ liệu từ Google Trends, lượt tìm kiếm về "du lịch chậm" đã tăng gấp ba lần trong suốt 5 năm vừa qua. Xu hướng du lịch mới này khuyến khích du khách dành nhiều thời gian hơn tại các điểm đến để khám phá, tạo ra cơ hội để họ hòa mình vào văn hóa địa phương, kết nối sâu sắc hơn với cộng đồng, từ đó, du khách trải nghiệm được nhiều giá trị văn hóa độc đáo.
  • Bàn về quốc hoa Việt Nam
    2 giờ trước Văn hóa
    Sau rất nhiều đề xuất và ý kiến chất vấn của Đại biểu Quốc hội về quốc hoa Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có một quyết định cuối cùng về việc lựa chọn loài hoa nào làm quốc hoa Việt Nam. Trong thời gian qua, đã có nhiều đề xuất các “ứng cử viên” cho quốc hoa, từ hoa mai, đào, lúa.. đến hoa sen. Tuy nhiên, đề xuất chọn hoa sen làm quốc hoa có vẻ được nhiều ý kiến tán đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp dụng nhiều giải pháp công nghệ trong dạy và học lúc giãn cách