Trang Popular Science đưa tin Apple và Google vừa bắt tay đề xuất một quy định ngành mới nhằm ngăn chặn nguy cơ thiết bị định vị như AirTag bị sử dụng cho mục đích xấu.

Apple, Google cùng đề xuất quy định ngăn thiết bị định vị bị sử dụng cho mục đích xấu

Cẩm Bình | 06/05/2023, 13:20

Trang Popular Science đưa tin Apple và Google vừa bắt tay đề xuất một quy định ngành mới nhằm ngăn chặn nguy cơ thiết bị định vị như AirTag bị sử dụng cho mục đích xấu.

Đề xuất quy định mới phác thảo một số cách thức tối ưu cho đơn vị sản xuất thiết bị định vị. Nếu được thông qua thì quy định sẽ cho phép người dùng điện thoại thông minh - bất kể hệ điều hành iOS hay Android - nhận thông báo khi họ là mục tiêu bị theo dõi trái phép.

apple.jpg

AirTag từ khi ra mắt năm 2021 đã làm dấy lên tranh cãi gay gắt. Thiết bị nhỏ bằng đồng xu này dùng mạng lưới Find My theo dõi vị trí nhiều thiết bị Apple khác như iPhone, iPad, MacBook.

Về bản chất, tất cả thiết bị Apple đều hoạt động như bộ thu và báo cáo vị trí của bất cứ thiết bị ở gần nào khác - có nghĩa người dùng vẫn theo dõi thiết bị không có GPS hay thậm chí không có tín hiệu di động. Mọi thứ đều được mã hóa đầu cuối để chỉ có chủ sở hữu mới nhìn thấy vị trí, nhưng như vậy vẫn không thể ngăn được việc AirTag bị sử dụng cho mục đích xấu.

AirTag có thể được bỏ vào túi áo khoác hay túi xách của ai đó. Không thiếu những câu chuyện kẻ quấy rối dùng thiết bị theo dõi nạn nhân, hay kẻ trộm dùng chúng theo dõi xe đắt tiền.

Nhưng AirTag cũng rất hữu dụng. Cảnh sát cùng thị trưởng New York khuyến khích người dân để thiết bị trong xe của mình, qua đó tăng cơ hội xe được tìm lại nếu không may bị đánh cắp. Nhiều trường hợp nhờ AirTag mà tìm lại hành lý hoặc vật nuôi thất lạc.

Đề xuất quy định mới mà Apple và Google bắt tay đề xuất là bước tiến lớn trong nỗ lực ngăn chặn thiết bị định vị bị sử dụng cho mục đích xấu.

Hiện tại người dùng iPhone có thể nhận được thông báo khi nếu điện thoại của họ phát hiện AirTag không xác định di chuyển cùng họ, hoặc thiết bị định vị dùng mạng lưới Find My xuất hiện gần. Nhưng để tìm ra thiết bị đáng ngờ thì người dùng phải nhờ đến một ứng dụng quét hoặc chờ thiết bị đáng ngờ phát tiếng cảnh báo do rời xa thiết bị chủ quá 3 ngày.

Với điện thoại hệ điều hành Android, người dùng cũng cần tải ứng dụng Tracker Detect để xác định AirTag hay thiết bị dùng mạng lưới Find My đáng ngờ, hoặc chờ thiết bị đáng ngờ phát tiếng cảnh báo.

Theo đề xuất quy định mới, thiết bị định vị cách xa chủ sở hữu sẽ tự động cảnh báo người dùng ở gần đối với bất cứ hệ điều hành nào. Như vậy người dùng có thể nhanh chóng phát hiện và vô hiệu hóa thiết bị đáng ngờ mà không cần nhờ đến ứng dụng khác.

Samsung, Tile, Chipolo, eufy Security, and Pebblebee - những đơn vị sản xuất thiết bị định vị tương tự AirTag - đều lên tiếng ủng hộ đề xuất quy định mới. Hiện đề xuất cần trải qua thời gian nhận phản hồi kéo dài 3 tháng. Sau đó Apple và Google sẽ triển khai thông báo thiết bị đáng ngờ cho các bản cập nhật hệ điều hành trong tương lai.

Bài liên quan
TikTok ngừng hoạt động từ 19.1 nếu không có chỉ thị mới cho Apple-Google, ông Trump sắp ra quyết định quan trọng
TikTok tuyên bố sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ vào ngày 19.1 tới trừ khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden sắp mãn nhiệm đảm bảo rằng các công ty như Apple và Google sẽ không bị phạt hoặc chịu hậu quả pháp lý vì tiếp tục hỗ trợ ứng dụng này khi có lệnh cấm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Apple, Google cùng đề xuất quy định ngăn thiết bị định vị bị sử dụng cho mục đích xấu