Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết: Trung Quốc và ASEAN dự tính đào sâu thêm quan hệ quân sự giữa hai bên, và sẽ tiến tới tổ chức một cuộc tập trận chung trên biển.

ASEAN có thể tập trận chung trên biển với Trung Quốc vào năm 2018

Cẩm Bình | 26/10/2017, 11:44

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết: Trung Quốc và ASEAN dự tính đào sâu thêm quan hệ quân sự giữa hai bên, và sẽ tiến tới tổ chức một cuộc tập trận chung trên biển.

Quyết định này được đưa ra sau cuộc gặp song phương giữa Bộ trưởng Eng Hen và người đồng cấp Thường Vạn Toàn bên phía Trung Quốc, bên lề hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN.

Trong cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về các sáng kiến thực tiễn hơn nhằm thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc cũng như về đề xuất tập trận chung trên biển vào năm 2018 do Bắc Kinh đưa ra, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho hay.

Singapore là nước đóng vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2015-2018. Nước này sẽ là Chủ tịch ASEAN trong năm 2018.

Chi tiết về cuộc tậptrận vẫn chưa được tiết lộ và các bên cần phải thảo luận thêm quanh vấn đề này. Tuy nhiên giới quan sát nhận định cuộc tập trận chung mở màn này có thể gồmcác hoạt động phi chiến đấu như tuần tra, ra tín hiệu, tìm kiếm và cứu nạn.

Theo giới chuyên gia, quyết định này cho thấy các nước ASEAN không xem Trung Quốc là “kẻ thù”, phản ánh một cách tiếp cận chủ động và đoàn kết hơn của ASEAN đối với Bắc Kinh.

Chuyên gia quốc phòng khu vực, Carlyle Thayer đến từ Đại học New South Wales đánh giá ASEAN thông qua quyết định tập trận chung thể hiện rằng tổ chức này không xem Trung Quốc là “kẻ thù”.

Theo chuyên gia Thayer: “Liệu các nước ASEAN có muốn hợp tác với Trung Quốc hay không? Trung Quốc đã đề xuất chuyện hợp tác này, và hỏi rằng bạn (ASEAN) có đối xử với họ như với Nhật Bản, Mỹ, Úc và các nước khác không?”.

Theo chuyên gia Carlyle Thayer, quyết định tập trận chung cho thấy ASEAN không xem Trung Quốc là “kẻ thù” - Ảnh: Getty Images

Còn theo trợ lý giáo sư Hoàng Kính Hào, cuộc tập trận chung nếu diễn ra thì sẽ là cơ hội để thử nghiệm Bộ quy tắc ứng xử trong các vụ đụng độ trên biển không báo trước (CUES) ở Biển Đông. Ông Hoàng cũng đánh giá quyết định tập trận chung phản ánh một cách tiếp cận chủ động và đoàn kết hơn của ASEAN đối với Bắc Kinh.

Chuyên gia Nghê Lạc Hùng của Học viện Chính trị học và Pháp luật Thượng Hải lại cho rằng chính chính sách “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc đã khiến các nước ASEAN ngày càng tin tưởng chính quyền Bắc Kinh, và trong tương lai thì ASEAN sẽ ngày càng thân thiết hơn với Trung Quốc.

SCMP cho biết quan hệ giữa Bắc Kinh với các quốc gia Đông Nam Á vì vấn đề Biển Đông mà đang trở nên phức tạp. Tuy nhiên, hợp tác quân sự giữa các bên vẫn đang phát triển.

Trung Quốc đã cung cấp vũ khí cho quân đội Philippines trong hai cuộc chiến chống ma túy và chống khủng bố tại Marawi. Nước này cũng đã ký một hợp đồng trị giá 278 triệu USD bán 4 tàu tác chiến gần bờ cho Malaysia, theo SCMP.

Ngoài ra vào tháng 8, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Dự thảo khung của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và sẽ sớm đưa COC hoàn chỉnh vào cuối năm 2017.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Ra mắt Mạng lưới phát triển doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam - ASEAN
Ngày 9.5, tại Hà Nội, Tạp chí "Thông tin và Phát triển" kỷ niệm 18 năm thành lập đơn vị, đồng thời ra mắt Mạng lưới phát triển doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam - ASEAN.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ Chính trị ra quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ASEAN có thể tập trận chung trên biển với Trung Quốc vào năm 2018