Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra tại Vientaine (Lào) vào ngày 24.7 là dịp gặp gỡ đầu tiên của các nước ASEAN sau phán quyết lịch sử của Tòa Trọng tài. Đây cũng là thời điểm thử thách lớn cho tinh thần đoàn kết trong khối ASEAN.

ASEAN gặp thử thách trước thềm hội nghị bộ trưởng Ngoại giao

Tuấn Anh | 22/07/2016, 07:00

Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra tại Vientaine (Lào) vào ngày 24.7 là dịp gặp gỡ đầu tiên của các nước ASEAN sau phán quyết lịch sử của Tòa Trọng tài. Đây cũng là thời điểm thử thách lớn cho tinh thần đoàn kết trong khối ASEAN.

Báo The Straits Times (Singapore) nhận định vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ là một trong những chủđề được đưa ra thảo luận tại hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 49 diễn ra tại Vientiane (Lào)từ ngày21.7 đến26.7.

Kỳ AMM này là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa các nước thành viên ASEAN sau khi Tòa Trọng tài công bố phán quyết vụ kiệngiữaPhilippines và Trung Quốc về Biển Đôngvới đánh giá "đường 9 đoạn" của trung Quốc không có cơ sở pháplý.

Đây sẽ là dịp để các nước ASEAN tìm ra tiếng nóikhi không đưa ra tuyên bố chung về phán quyết của Tòa Trọng tàicũng như trước đó vào phút chót rút lại tuyên bốchung về tình hình Biển Đông trong kỳ hội nghị đặc biệt bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốctại Côn Minh ngày 14.6.

Những phản ứng gần đây của ASEAN trước tình hình Biển Đông và mối quan hệ của khối với Trung Quốcđược Tiến sĩ Tang Siew Mun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Viện Iseas-Yusof Ishak (Singapore), phân tích trên báo The Straits Times.

ASEAN vẫn chưa đưa ra tuyên bốchung về phán quyết của Tòa Trọng tài

Việc ASEAN không (hoặc chưa) đưa ra tuyên bốchung về phán quyết của Tòa Trọng tàicó thể được hiểu như là một phần trong chính sách trung lập của khối.

ASEAN, như là một tập thể, luôn chọn vị trí trung lập và không ủng hộ cho bất kỳ bênnào trong các cuộc tranh chấp. Mặc dù có đến bốn quốc gia thành viên trong khối có liên quanđến tranh chấp trên Biển Đông nhưng ASEAN vẫn không đứng về nước nào.

Tuy vậy, chính sách trung lập không có nghĩa là ASEAN không có trách nhiệm gì trong các vụ tranh chấp.

ASEAN có nhiệm vụ kêu gọi các bên đang tranh chấp, trong đó có Trung Quốc, giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình, theo đúng tinh thần của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC).

Vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp trên biển

ASEAN không có nghĩa vụ trực tiếp đứng ra hòa giải các tranh chấp, mà việc này chỉ phụ thuộc vào các bên có liên quan.

Vai trò chính của ASEAN dừng lại ở chỗđưa ra cácgiải pháp xây dựng lòng tin và nỗ lực giảm căng thẳng giữa các nước có tranh chấp.

Tàu chiến Trung Quốc tập trận tại khu vực bãi ngầm James trên Biển Đông -Ảnh: AFP

Tuyên bố vềứng xử của các bênở Biển Đông (DOC) được soạn thảo như một cam kết có tính bắt buộc nhằm giúp mang lại ổn định hơn cho mối quan hệ giữa các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, DOC cho tới nay vẫn chỉ được diễn giải như một bộ hồ sơ mang tính chính trị. Từ lúc được ký kết vào năm 2002, đã có 17 nhóm làm việc chung và 12 cuộc gặp gỡ cấp cao được tổ chức nhằm tìm cách áp dụng DOC một cách chặt chẽ, tuy nhiên nỗ lực này vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi.

Tinh thần đoàn kết của ASEAN đang bị đe dọa

Có thể dễ dàng nhận racác dấu hiệu về thiếu đoàn kết trong nội bộ các nước ASEAN. Ngoài yếu tố tác động của Trung Quốc,ASEAN cũng nên tự xem lại những hạn chế của tổ chức trong việc giữ chặt tình đoànkết trong khối.

Trong kỳ hội nghịAMM và Diễn đàn Khu vực lần này, chắc chắn ASEAN sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách, trong đó có thể đến từ Trung Quốc.

Để giữ thể diện, Bắc Kinh rất có thể sẽ dùng những đồng minh thân cận trong khối ASEAN để ngăn cản một tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông.

Quy tắc đồng thuận hiện đang được ASEAN áp dụng cho phép một nước thành viên duy nhất có thể bác bỏ lợi ích chung của toàn bộ chín nước còn lại.

Kỳ kỷ niệm 50 năm thành lập khối vào năm 2017 tới sẽ là dịp tốt để ASEAN rà xét lại phương pháp hoạt động để có thể quan tâm nhiều hơn đến lợi ích chung và nâng cao tính hiệu quả của cộng đồng này.

Quan điểm của Trung Quốcvà mối quan hệ song phương với ASEAN

Trung Quốccho rằng tranh chấp trên biển là vấn đề cần được giải quyết song phương giữa hai nước tranh chấp và không liên quan đến ASEAN. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của 1/4 các nước thành viên trong ASEAN.

Trên thực tế, quan điểm này chỉ đúng một nửa. Tuy việc giải quyết vấn đề tranh chấpmang tính chất song phương nhưng một trong những mục tiêu quan trọng của ASEAN cũng bao gồm gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như tôn trọng quyền tự do đi lại trên biển.

Chiến thuật của Trung Quốctiếp tục đẩy ASEAN ra khỏi vai trò giải quyết tranh chấp cũng sẽ mang lại nhiều thiệt thòi hơn cho Bắc Kinh.

Việc chia cắt các nước Đông Nam Á sẽ khiến cho các nước đang có tranh chấp với Trung Quốckhông còn muốn tham gia vào các quy trình hòa giải của ASEAN mà sẽ có xu hướng tìm hỗ trợ từ các thế lực bên ngoài như Mỹ hay Nhật.

Tốt hơn hết Trung Quốcnên xem ASEAN là một phần của giải pháp thay vì như một vấn đề cần bị loại bỏ.

Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc tại Côn Minh ngày 14.6 - Ảnh: Reuters

Ngoài ra, việc Trung Quốccó thể dùng những đồng minh trong khối để ngăn cản ASEAN ra tuyên bố chung về tình hình Biển Đông sẽ càng khiến uy tín của Bắc Kinh bị tổn hại nặng hơn, vì sẽ bị mang tiếng tiếp tục cố ý phá vỡcộng đồng Đông Nam Á.

Phán quyết của Tòa Trọng tàiThe Hague đã thay đổi tình hình luật pháp và chính trị tại khu vực Biển Đông.

Để có thể tiếp tục giải quyết ổn thỏa tranh chấp, Trung Quốccần biết phải chấp nhận một “hiện thực chính trị mới” được hình thành từ sau phán quyết trọng tài.

Bắc Kinh cũng cần phải xem lại quan điểm “bốn không” (không chấp nhận, không tham gia, không thừa nhận và không chấp hành) vì thái độ hùng hổ nhưvậy chỉ càng khiến cộng đồng thế giới thêm xa lánh.

ASEAN và Trung Quốckhông nên để cho tình hình biển Đông ảnh hưởng và quyết định các mối quan hệ khác giữa hai bên.

Việc định hình các mối quan hệ này sẽ tùy thuộc nhiều vào phía Trung Quốctrong lúc các nước ASEAN chắc chắn sẽ nắm lấy cơ hội “hiện thực chính trị mới” này để tạo cục diện hợp tác song phương có lợi hơn với Bắc Kinh.

Huỳnh Hy (theo The Straits Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ASEAN gặp thử thách trước thềm hội nghị bộ trưởng Ngoại giao