Từ lãnh đạo một ngân hàng làm ăn "bết bát", bỗng chốc ông Phan Huy Khang đã trở thành người đại diện cho một ngân hàng tầm cỡ như Sacombank một cách khó hiểu...

'Át chủ bài' Phan Huy Khang của Trầm Bê hậu thuẫn cho Phạm Công Danh thế nào?

tuyetnhung | 03/08/2017, 14:12

Từ lãnh đạo một ngân hàng làm ăn "bết bát", bỗng chốc ông Phan Huy Khang đã trở thành người đại diện cho một ngân hàng tầm cỡ như Sacombank một cách khó hiểu...

Làm "chao đảo" SouthernBank đến Sacombank

Ông Phan Huy Khang, sinh năm 1973, từng gắn bó với Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) 18 năm sau khi nhận nhiệm vụ mới tại Sacombank. Ông Khang bắt đầu làm tại SouthernBank từ năm 1994, đến năm 2010-2012, ông đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm Bí thư đảng bộ tại SouthernBank.

Trong quá trình SouthernBank lao dốc đều có sự đồng hành của ông Phan Huy Khang và ông Trầm Bê. Cụ thể, kết quả của Kiểm toán Nhà nước chỉ ra giữa năm 2012 và cuối 2013, nợ xấu của SouthernBank lần lượt là 45,6% và 55,31% nhưng ngân hàng báo cáo con số 3,39%.

Với tỷ lệ nợ xấu là 55,31%, SouthernBank có con số nợ xấu tương đương với 23.483 tỉđồng tại thời điểm tháng 11.2015.

Trong năm 2014, Southernbank chỉ lãi vỏn vẹn 17 tỉ đồng trên tổng vốn điều lệ 4.000 tỉ đồng, nợ xấu chiếm gần 6% trong tổng số hơn 43.000 tỉ đồng dư nợ. Lợi nhuận thấp nên sau khi trích lập các quỹ còn lại 1,2 tỉ đồng nên SouthernBank không thể chia cổ tức.

Đến cuối tháng 5.2012, tại ĐHĐCĐ thường niên của Sacombank đã diễn ra một cuộc thay máu gần như hoàn toàn bộ máy HĐQT của ngân hàng này với gần nửa thành viên đến từ SouthernBank, trong đó ông Phan Huy Khang là thành viên HĐQT.

Từ lãnh đạo một ngân hàng "bết bát", ông Phan Huy Khang đã trở thành người đại diện pháp luật cho một ngân hàng tầm cỡ là Sacombank. Cụ thể, ông Khang được bầu bổ sung làm thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2011-2015.

Theo lời Trầm Bê hậu thuẫn đắc lực cho Phạm Công Danh

Đến ngày 3.7.2012, ông Khang chính thức giữ chức Tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật của Sacombank theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Đáng chú ý, liên quan đến đại án thất thoát 9.000 tỉ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ông Khang chính là người hậu thuẫn đắc lực cho ông Phạm Công Danh với những khoản tiền cho vay ngầm phạm pháp. Cụ thể, khi làm Tổng giám đốc SouthernBank, ông Khang đã xét duyệt cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay 1.366 tỉ đồng khi chưa đủ điều kiện.

Không dừng lại ở đây, đến thời làm Tổng giám đốc Sacombank, ông Khang cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay tiếp 1.800 tỉ đồng theo chỉ đạo của ông Trầm Bê.

Tiếp tục với sự hậu thuẫn của Trầm Bê, công cuộc sáp nhập SouthernBank vào Sacombank đã diễn ra. Sau vụ sáp nhập, Sacombank từ một ngân hàng lúc nào cũng thuộc nhóm "câu lạc bộ lợi nhuận nghìn tỉ" và thuộc bộ 3 quyền lực của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần bỗng chốc lao dốc không phanh với tổng nợ xấu lên tới 59.426 tỉ đồng (chiếm 29,9% dư nợ) ở thời điểm sáp nhập.

Không những vậy, vào quý 4/2015, Sacombank còn lỗ trước thuế là 671 tỉ đồng. Lý do khiến Sacombank rơi vào cảnh thua lỗ theo quý, lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng vọt là do gánh nợ của ông Trầm Bê để lại tại SouthernBank.

Vào ngày 30.6 vừa qua, Sacombank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên sau nhiều lần trì hoãn. Theo đó, việc thông qua từ nhiệm chức Tổng giám đốc của ông Phan Huy Khang chính là một trong những động thái đầu tiên của HĐQT mới.

Việc ông Phan Huy Khang rời ghế Tổng giám đốc của Sacombank không gây bất ngờ bởi trước đây ông này không chỉ sai phạm nhiều tại SouthernBank, mà sang đến Sacombank thì dấu ấn của ông cũng khá "mờ nhạt".

Theo đó, ông Khang chính thức rời khỏi vị trí Tổng giám đốc Sacombank từ ngày 3.7.2017 và chấm dứt mọi hoạt động điều hành quản trị tại nhà băng này. Song, ông vẫn sở hữu hơn 22,4 triệu cổ phiếu STB, tương ứng với 1,19% vốn nhà băng. Theo giá cổ phiếu hiện tại, ông Khang đang sở hữu khối tài sản 292 tỉ đồng.

Vào ngày 1.8 vừa qua, ông Phan Huy Khang đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an tống đạt các quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Át chủ bài' Phan Huy Khang của Trầm Bê hậu thuẫn cho Phạm Công Danh thế nào?